Con heo đốm trắng
Hôm nay khác hơn mọi ngày, ông Xì rất ngạc nhiên khi thấy bà Ngò thức dậy rất sớm hơn mọi khi. Bà đang tập dưỡng sinh dưới gốc cây bưởi, tay chân đang nhẹ nhàng đưa lên đưa xuống theo tiếng nhạc. Đây là một điệu nhạc hướng dẩn tập dưỡng sinh mà khi bà có dịp du lịch sang Mỹ thăm thằng Đỉnh, thằng con trai duy nhất của bà mua cho. Từ ngày có cái máy radio kết hợp với CD tâp dưởng sinh, thằng Đỉnh khuyên bà nên tập thể dục để tránh những bệnh của tuổi già, bà thường tập chuyên cần hàng ngày kể từ sau ngày qua Mỹ thăm thằng con trở về. Ông Xì thấy bà Ngò có vẻ yêu đời hơn và thân mình bà thon gọn hơn lúc trước rất nhiều. Ông nhìn bà mà vui lây trong lòng và ngày hôm nay ông còn vui hơn vì một lát nữa ông sẽ cùng bà Ngò đi Saigon để đón thằng Đỉnh từ bên Mỹ trở về thăm bà. Nghỉ như vậy ông lại nhớ thằng Đủng con ông, ông nghỉ trong lòng:
-Phải chi hôm nay thằng Đủng, nó cùng về thì thật là hay biết mấy.
Rồi ông còn nhớ khi ông qua Mỹ thăm thằng Đủng, có lần nó nói với ông:
-Con sẽ về thăm ba bất ngờ, con sẽ không báo trước với ba đâu, nói trước rồi ba lo, ba không ngủ được, rồi ba lại mắc công lo lắng mọi chuyện cho con.
Ông rầy nó:
- Con về thì con nói cho ba mừng, chớ ba có lo gì đâu?
Thằng Đủng nói:
- Này nhé, ba lo mướn xe, ba lo đồ ăn, ngủ không được, rồi sáng dậy sớm đi đón con. Ba bây giờ lớn tuổi rồi, sức khỏe lại yếu hơn xưa. Con không muốn ba lo nhiều.
Nói vây chứ khi thấy bà Ngò chuẩn bị đi đón thằng Đỉnh, ông cũng cảm thấy nôn nao lắm như khi đón thằng Đủng ngày nào. Nhìn bà Ngò vui vẽ mà ông cũng cảm thấy vui lây. Ông biết ngày hôm nay thằng Đỉnh về chắc thế nào ông cũng có quà ăn theo vì thằng Đỉnh cũng có mang quà của thằng Đủng gởi về cho ông. Hai đứa nó từ ngày qua Mỹ coi nhau như hai anh em ruột.
Nghỉ đến hai thằng Đủng và Đỉnh, ông Xì nhìn bà Ngò. Kỷ niệm xưa chợt về giữa tình bạn của ông và ông Rí chồng bà Ngò. Hai ông ngày xưa là bạn thân thời Pháp thuộc, nguyên là dân nghèo miền Năm Căn, Cà mau. Cả hai được người Pháp thuê nhân công về khai thác trồng cao su miền Lộc Ninh, Hớn Quản, Bù Đớp. Người chủ Pháp lại là người có lòng nhân từ. Nhất là hai ông Xì và Rí lại là ân nhân của người chủ khi hai ông nầy can đảm đánh đuổi môt con trăn lớn, khi con trăn nầy toan tấn công thằng con nhỏ mới biết đi của người chủ Pháp. Trước khi về Pháp, người chủ có cho hai người bạn nầy một số tiền. Nhờ có số tiền khá lớn bất ngờ mà ông ông Xì và ông Rí mua hai miếng đất lân cận với nhau tại Bình Nhâm và tạo ra hai mảnh vườn cây ăn trái để sinh sống. Thật ra không ai biết tên thật của hai ông là gì, chỉ nghe hai ông gọi nhau là Xì và Rí nên hàng xóm láng giềng gọi theo mà thôi. Người ta kể rằng mặt của ông Xì có một cái thẹo bên má phải, vì một tai nạn do acide bắn vào khi ông châm nước acide vào bình ắc qui, nước acide bắn mạnh vào má làm cháy một bên má, khi ông làm tài xế lái xe cho ông chủ đồn điền cao su người Pháp ở Xa Cam. Còn ông Rí là do ông chủ Pháp đặt tên là Henry nên người ta gọi trại ra là Rí và cả hai trở thành tên gọi như bây giờ.Từ ngày còn vất vả khi làm công nhân đồn điền hai ông Xì và Rí rất thương yêu nhau, họ coi nhau là anh em kết nghỉa. Chính vì thương nhau như anh em, nên khi ông Rí muốn cưới bà Ngò, ông Xì đành bấm bụng nhường cho bạn vì trong bụng ông, ông cũng rất thương bà Ngò.
Trong khi ấy bà Ngò nguyên là một cư dân nhà nghèo tại địa phương Bù Đớp. Thấy hoàn cảnh gia đình bà Ngò rất khó khăn, ông Xì mới tìm cách đem bà Ngò vô làm cho bà chủ Pháp, bà Ngò giúp việc nhà và phụ bếp. Bà làm việc rất chăm chỉ, mọi công việc được hoàn tất cẩn thận, bà chủ Pháp rất tin tưởng và thương bà. Hàng ngày, nhiều khi ông Xì lái xe đưa bà đi chợ và vì vậy mà ông thầm yêu bà Ngò. Ông chưa kịp ngỏ lời với bà Ngò thì người người bạn thân, ông Rí thổ lộ với ông là ông ấy thương bà Ngò. Sự việc quá đột ngột khiến cho ông không biết làm sao hơn là phải âm thầm quên lảng, một mối tình câm lặng trong lòng từ lâu…Thời gian sau đám cưới của ông Rí và bà Ngò, ông Xì cũng lập gia đình với bà Lăng, người bạn gái cũng làm chung với bà Ngò trong nhà bếp, cái tên Lăng cũng do bà chủ Pháp đặt, đúng tên gọi là Blanche, vì nước da bà rất trắng. Công nhân quen gọi là bà Lăng, thiết rồi biến thành tên Lăng. Sau khi Pháp về nước vào năm 1954, cuộc sống gia đình của hai người bạn Xì và Rí êm đềm trôi qua một cách thanh đạm, gói trọn nhờ huê lợi của hai mảnh vườn. Thỉnh thoảng họ nhắc nhở những kỷ niệm đẹp và lòng nhân ái của hai ông bà chủ người Pháp trước khi về nước. Hai người lần lượt có hai đứa con trai bụ bẩm và đặt tên là thằng Đủng và Đỉnh vì hai đứa rất sổ sửa, trông rất ụt ịt khi còn bé. Sau khi có cơ ngơi sinh sống ổn định, hai người bạn cùng rước cha mẹ về Bình Nhâm chung sống, nhưng trước năm 75 cha mẹ của ông Rí qua đời, riêng gia đình ông Xì thì chỉ còn một mẹ già, sau năm 75 sức khỏe suy sụt dần…
Đang triền miên suy nghỉ về quá khứ thì chợt tiếng bà Ngò gọi lớn sang nhà ông:
-Ông Xì ơi, ông ăn sáng gì chưa, nếu chưa ông ăn đi, tôi cũng chuẩn bị đây, xe tới rồi mình cùng đi nghe ông.
Ông Xì nói vói sang:
- Nghe rồi, bà tập xong chưa?
Bà Ngò đáp:
-Xong rồi, tôi đi tắm, ăn bậy cái gì rồi đi, chắc xe cũng sắp tới rồi đó ông .
Ông Xì nói sang:
-Bà tắm xong rồi qua ăn sáng với tôi, tôi có mua bánh mì và một con vịt quay cúng bà già. Bà qua ăn với tôi rồi đi.
Từ ngày bà Lăng và ông Rí mất vào năm 77 vì bạo bệnh, bà mẹ của ông Xí cũng qua đời vào năm 85. Thằng Đủng và thằng Đỉnh vượt biên qua Mỹ thành công vào năm 79 theo những đợt bán chánh thức. Cả một biến đổi lớn về hoàn cảnh sinh sống của hai người bạn già hàng xóm với nhau. Họ thấy như lúc nào cũng cần có nhau trong lúc tuổi già, nhất là mổi khi đau ốm, hai người hầu như bồn chồn lo lắng cho nhau…
Thời gian sau năm 75, thật là một biến đổi quá lớn lao giữa sự sống và tình cảm con người. Nhiều khi nhìn lại quá khứ, bà Ngò và ông Xì bất giác nhớ lại môt kỷ niệm thật vừa đau buồn vừa thương yêu và nhớ tới hai đứa con trai ngày nay khôn lớn thành đạt, phải sống xa quê hương, xa người thân mà ông bà khóc thầm khi nhớ lại câu chuyện về con heo đốm trắng. Một kỷ niệm như lúc nào cũng bắt hai gia đình gắn liền nhau. Thật vậy, nếu ngày xưa không có con heo đốm trắng, ngày nay không biết tương lai gia đình của hai ông bà Ngò và Xì ra sao? Chắc hoàn cảnh của hai ông bà ngày hôm nay cũng giống như hoàn cảnh của ba má họ ngày xưa khi đau ốm trong tuổi già, không có tiền để chạy chữa, thuốc thang! Hai ông bà nhớ lại cái kỷ niệm với con heo đốm trắng khi hai thằng Đủng và Đỉnh còn trong tuổi ấu thơ, sắp tới tuổi đi làm nghỉa vụ. Cuộc sống trong gia đình của hai ông bà hoàn toàn đi vào khánh kiệt như hầu hết bao gia đình khác…
Sau 30-4-75, chiến tranh chấm dứt trên quê hương, ai cũng nghỉ đến cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc, ban đêm không còn sống trong cảnh phập phòng vì bôm rơi, đạn nổ. Nhưng mọi điều không như mình suy nghỉ, mọi sự biến đổi càng ngày càng tình tệ hơn. Đời sống người dân từ nông thôn đến thành thị càng ngày càng khó khăn hơn, nhất là vùng nông thôn Bình Dương, những khu nhà vườn đươc nổi tiếng hiền hòa, chất phát không còn nữa. Nhà vườn nổi tiếng tại khu vực Cầu Ngang ngày xưa, nay đã biến thành khu du lịch. Nhìn bề ngoài có vẽ đẹp hơn, nhưng khi vào bên trong thấy toàn là nhà chòi, nhà trọ. Nơi đây biến thành khu giải quyết sinh lý của thanh niên nam nữ, ăn chơi một cách thoải mái. Nhà vườn nổi lên nạn trộm cắp khắp nơi, những mùa trái cây nếu không thức sáng đêm canh vườn thì cây trái huê lợi không còn, sự nghi ngờ lẩn nhau, hàng ngày không biết bao nhiêu câu chuyện về trộm cắp. Có lần Bà Ngò và ông Xí nhắc đến cái chết thương tâm của cô Út Téo con của ông bà giáo Đạo ở An Thạnh, Búng. Ông Xì hỏi bà:
-Bà có hay cô Út Téo chết trong đêm khi ngủ ngoài chòi, để canh vườn vào ban đêm hay không ?
Bà hỏi lại: Mà ông nói cô Út Téo nào ?
Ông đáp:
-Bà quên rồi hay sao, cô Út Téo là cô con gái út của ông bà giáo Đạo, ông bà giáo Đạo có cái vựa bán tro viêm tại An Thạnh, đường vô trường trung học Trịnh Hoài Đức dành cho nữ sinh đó. Nơi mà mình thường hay mua tro viêm để bón phân cho vườn nhà mình đó, bà quên rồi sao ?
Bà đáp ngay khi nghe ông nhắc:
-À tôi nhớ rồi, ông bà giáo Đạo và cô ấy rất tử tế với mọi người. Nhiều khi vì kẹt tiền, bà ấy cho mình mua chịu, khi bán được cây trái mình hoàn tiền lại, ông bà không thắc mắc gì cả. Tôi nghiệp cô ấy quá phải không ông ?
Ông nói thêm:
-Nghe đâu trước 30-4-75, cô ấy là thư ký làm việc tại ngân hàng Banque Franco Chinoise ở Chợ Lớn, có ông anh kế là Đặng Quang Điện là docteur vétérinaire. Gia đình nầy rất đàng hoàn có tiếng ở Búng, ai cũng biết.
Bà Ngò nói thêm:
Tôi biết thầy Điện rất nhiều, ông ấy làm giám đốc Nha Nông Lâm Súc, chăm lo dạy dổ cho sinh viên theo học về ngành nông, lâm, súc ở trường đào tạo cán bộ tại Bảo Lộc Đà Lạt. Ông ấy là công chức cao cấp, sống rất dản dị và gần gũi với nông dân.
Ông Xì xen vào :
-Bà nói đúng đó, tôi biết ông bác sỉ thú y Điện nầy nhiều. ông ấy là bạn của nông dân và hay hướng dẩn và giúp đở thật chi tiết cho người dân quê mình trong vấn đề chăn nuôi gia súc và gia cầm. Sau nầy, chánh quyền mới chỉ cho ông ấy đi dạy như một thầy giáo thường. Tội nghiệp biết bao khi tôi thấy ông ấy thường đạp xe đạp từ Saigon về An Thạnh.
Bà Ngò thở dài ngán ngẩm, bà nói:
-Đời bây giờ sao thấy buồn quá !Người có học thì bị đuổi việc, kẻ dốt nát thì quyền cao chức trọng, có người ở đâu không biết, từ Bắc vô rồi chiếm nhà cửa của người ta. Có người tự nhiên nhận nhà cửa của những người vì hoàn cảnh phải bỏ nước ra đi trở nên giàu to. Có người mua lại nhà của người khác chừng bốn, năm cây vàng, bây giờ nhà ấy trị giá hàng ngàn cây vàng. Ông Xì đột nhiên nói môt hướng khác:
-Bổng dưng nhắc tới ông bác sỉ thú y Điện sao tôi nhớ tới con Đốm nhà bà, ý tôi muốn nói con heo đen có cái đốm trắng trên lưng của bà đó.
Rồi ông ấy nhắc:
-Nhờ có ông Điện mà con heo đốm trắng thoát chết trong trận dịch heo vào năm 78, nhờ ông ấy mang thuốc đến, cho uống và chích mà con heo nên nó còn sống, và trở nên mập mạp.
Bà Ngò nghe nhắc lại chuyện củ, bà rươm rướm nước mắt, bà nói:
-Tôi vẫn đội ơn bác sỉ Điện, nếu con Đốm mà chết đi thì làm sao hai thằng Đủng và Đỉnh có như ngày hôm nay.
Ông Xì nói tiếp:
- Nhờ con Đốm của anh chị còn sống mà má tôi mới kéo dài được tuổi thọ thêm vài năm, nếu anh chị không bán được con Đốm thì làm sao vợ chồng tôi có tiền chạy chửa thuốc men cho má tôi lúc ấy được. Nhớ lại con Đốm tôi thầm cảm ơn anh chị đã hết lòng lo cho má tôi, chớ lúc ấy tôi đành bó tay vì không còn cách nào lo cho má tôi được.
Ngừng lại một chút như nhớ lại người bạn nối khố của mình thời hàn vi, ông Xì nói tiếp:
-Tôi nhớ anh Rí mà thương anh ấy quá! Khi cân bán con Đốm và nhận tiền xong, anh cầm một xấp tiền và nhét vào túi của tôi, anh bảo tôi vô nhà thương đóng tiền và lo thang thuốc cho má tôi ngay. Bây tôi vẫn nhớ ơn sâu của anh chị.
Bà Ngò cũng quay về dĩ vãng khi nghe ông Ngò nhắc đến chồng mình, bà nói:
-Thấy bác Năm đau, anh ấy thương bác như mẹ. Anh ấy có nói với tôi là anh ấy sẽ bán con heo và đưa tiền cho anh chị để lo cho bác. Bác Năm khi còn sống lúc nào cũng thương vợ chồng tôi như con.
Nghỉ một chút rồi bà Ngò nói tiếp:
-Mà nếu không có anh chị mua đươc giấy số trúng độc đắc 70 triệu thì làm sao lo cho thằng Đủng và thằng Đỉnh đi vượt biên. Nhờ có tiền nên anh chị lo cho hai đứa ra đi và hai gia đình mình sinh sống tới ngày hôm nay. Anh chị cũng thật có ơn với gia đình tôi vậy. Nếu chúng nó còn ở lại Việt Nam thì bây giờ có khi xanh mồ, xanh mả vì đi bộ đội qua Campuchia rồi.
Ông Xí nhìn lên bàn thờ rồi đi đốt cây nhang, vừa đi vừa lẩm bẩm :
Chị biết không, khi vô nhà thương đóng tiền cho mẹ tôi xong vừa quay qua giường bên cạnh, tôi thấy một em bé khoảng 12 tuổi vừa khóc nức nở, tay cầm một cọc giấy số vừa đưa cho tôi mời tôi mua trong khi tay kia lao mặt cho người mẹ. Nhìn thấy cảnh ấy tôi cầm lòng không được, tôi mới nói với em bé đưa cho tôi một xắp giấy số. Tôi mua nhưng không ngờ lại trúng được lô độc đắc. Khi lảnh tiền xong, tôi có quay lại tìm em bé và cho em bé ấy một số tiền. Tôi nghỉ bây giờ em ấy chắc cũng lớn lắm rồi và hy vọng em sẽ khá hơn ngày xưa!
Rồi ông Xì nói thêm:
-Phải chi bà Lăng nhà tôi và anh Rí còn sống thì đi đón chung với bà và tôi thì vui biết mấy.
Bà Ngò nói vừa đủ nghe:
-Thôi anh ơi, số mạng cả, làm sao ai biết mình sẽ ra sao sau nầy. Nhiều khi một mình, nghỉ cũng buồn. May mà anh còn sống, nếu một ngày nào đó anh đi trước tôi hoặc tôi đi trước anh thì còn buồn hơn nữa. Anh nhớ đừng có ra đi trước tôi đó!
Bà định nói thêm thì người tài xế chiếc xe thuê ra phi trường Tân Sơn Nhất đến. Bà vội nói với ông Xì:
-Xe tới rồi, thôi đi, đi anh, tôi về nhà lấy thêm cây dù vì trời sắp mưa rồi đó.
Suốt đoạn đường đến phi trường Tân Sơn Nhất trông bà Ngò thật rạng rở, lòng bà tràn ngập niềm vui khi thằng Đĩnh từ sân bay vào gặp lại bà. Bà nhớ lại có lần thằng Đĩnh bảo lảnh bà sang Mỹ du lịch lần đầu tiên. Bà được con dẩn đi chơi xuyên qua nhiều tiểu bang trong thời gian 6 tháng. Ông Xì cũng được thằng Đũng bảo lãnh như vậy và ông bà cũng được hai đứa cùng đưa đi nhiều nơi.
Thấy tận mắt sự tiến bộ của nước người về cơ sở vật chất cũng như cung cách làm việc và cách phục vụ. Ông bà đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, nhất là khi ông bà tận mắt chứng kiến tổng thống Bill Clinton đang phải khốn đốn trả lời khi ra điều trần trước quốc hội về vụ dính líu tình ái với cô Monica , môt tập sự viên tại Tòa Nhà Trắng . Dỉ nhiên, Ông bà xem TV tại nhà và được hai thằng Đủng và Đỉnh phiên dịch. Ông bà thật không ngờ luật pháp của nước Mỹ thật là công bằng và bình đẳng đối với mọi công dân mà chính mắt ông bà có dịp chứng kiến. Chợt nghỉ về đất nước mình, nhiều việc xảy ra tày trời, ảnh hưởng đến vận mạng và tương lai của cả một dân tộc, chỉ xử lý nội bộ để rồi nhận chìm xuồng, hoặc xử oan cho dân lành vô tội…!
Khi theo con đi chơi khắp nơi, ông bà nhận thấy từ đường xá, nhà ở, đến các nơi làm việc của hai thằng con, hai ông bà đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác về sự lịch sự của mọi người. Luôn luôn với nụ cười trên môi trong cách phục vụ. Rồi ông bà nghỉ đến quê nhà, nhất là tỉnh Bình Dương, một thành phố mà ông bà thường kể đến sự thay đổi vượt bực như một sự hãnh diện khi nói với hai con. Bà nhớ lại, khi hai thằng Đủng và Đỉnh về thăm ông bà vào năm 2009. Ông Xì và bà Ngò dẩn hai con đi khắp nơi và chỉ những sự thay đổi so với ngày xưa. Nào là đường phố mở rộng, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, quán gió nước được xây dựng tại Thủ Dầu Một như là môt công trình nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo bằng cây tre trong nước. Hai bờ sông được làm sạch, tráng ciment và mở rộng lối đi. Tưởng dẩn hai đứa đi để chỉ cho chúng biết nhiều thay đổi trên quê hương, nhưng không ngờ chúng đã biết rất nhiều. Khi về nhà, Đủng mở computer ra và chỉ cho ông bà thấy từng hình ảnh một, khắp nơi trên đường phố của tỉnh Bình Dương, từ Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, khu quán gió, nhà văn hóa Trung Nguyên, đường phố mới mở rộng tại Saigon, Chợ Lớn, trung tâm thương mại lớn và cao nhất Vincom center mới khánh thành, cây cầu Cần Thơ được ghi nhận là dài nhất ở Việt Nam .v..v..Những thay đổi nhiều nơi trong nước, từ miền Nam, miền Trung và miền Bắc, những khu hiện được chuyển nhượng vào tay Trung Quốc từ Trung Nguyên trong dự án khai thác Bauxit. Hình ảnh quân đội Trung Quốc trá hình thành công nhân đang làm việc tại Trung Nguyên. Những buổi lể ký kết biên giới giữa các viên chức Trung Quốc và Viêt Nam mà Việt Nam mất lần lảnh thổ: nay thì ải Nam Quan, thác Bản Giốc không còn. Sự chuyển nhượng khai thác dài hạn 50 năm cho Trung Quốc trên 10 tỉnh miền Bắc, vùng lảnh hải bị thu hẹp, ngư dân Việt Nam không còn có thể ra khơi đánh bắt tôm cá trong vùng biển của đất nước mình ..v..v..Ông bà như từ trên trời rơi xuống đất, ông bà không ngờ với một cái máy nhỏ gọn lại chứa cả một thế giới bên trong. Những hình ảnh về đất nước Việt Nam, các sự kiện xảy ra về đất nước của mình mà mình hoàn toàn không hay biết, nhất là những hình ảnh quân Trung Quốc đang hoành hành trên đất nước mình. Ông bà thường khuyên con nên về nước để thấy sự thay trên quê hương, nhưng chính bây giờ ông bà lại thấy thương xót cho quê hương mình hơn! Thật tình, mình cứ tưởng mình hiểu quê hương mình hơn con, mình cứ muốn cho hai thằng Đủng và Đỉnh biết nhưng giờ đây mình hoàn toàn như người mù rờ chân voi, nếu không nhờ nó bảo lảnh cho mình đi thì mình hoàn toàn không biết gì hết. Nếu không có hai thằng con cho biết, mình đâu có biết đất nước và dân tộc mình đang lâm nguy vì đang bị Trung Quốc thôn tính lần lần như tầm ăn dâu. Nhớ lại khi ông bà có dịp đi cùng hai cậu con trai tại các nước trong vùng Đông Nam Á như Singapore, Thai Lan, Đại Hàn và Đài Loan. Hai ông bà mới cảm nhận rằng sự thay đổi của quê hương ngày nay tuy có hơn năm 1975 rất nhiều nhưng so với bên ngoài, nước nhà vẫn còn là thua rất xa về mọi thứ.Thât là chưa phải là một sự hảnh diện khi so sánh với nước ngoài! Bà nhớ lại, có lần thằng Đỉnh nói với ông bà:
- nếu khu vực Lạc Cảnh Đại Nam biến được thành một trường đại học thì thật là thiết thực cho một đất nước Việt Nam và may mắn hơn cho dân Bình Dương.
Nó nói tiếp như sau:
-Trường đại học được xử dụng cho hết thế hệ nầy tới thế hệ sau và hàng năm đào tạo cho biết bao nhân tài cho đất nước. Trong khi khu du lịch nầy, ba má có đi một lần rồi đâu cần thiết phải đi trở lại, mà dân vào đây đâu có phải là rẻ, người dân nghèo mấy ai đến đây khi mà cuộc sống còn quá nhiều khó khăn. Các thế hệ con cháu Việt Nam ngày nay còn thiếu rất nhiều trường học. Chừng nào dân no ấm thật sự, nước có đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho dân như: trường học nhà thương, phương tiện giao thông đầy đũ. Cầu cống cho dân di chuyển, môi trường tương đối trong sạch như nước uống, nhà ở cho dân thì làm ra các thứ xa xí như Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến thì con không nói.
Ông bà ngẩm nghỉ:
-Hai thằng con nó nhận xét như vậy mà có lý. Mình bây giờ không làm sao bằng giới trẻ. Chúng nó có cái nhìn rộng rải hơn, nhất là nước mình đang che mắt người dân, nhất là người dân trong nước. Mọi việc chỉ có lợi cho…!
Chiếc phi cơ Boeing 707 từ ngừng lại và hành khách lần lượt đi vào, thằng Đỉnh vừa bước vào gặp ngay bà Ngò và ông Xì, nó ôm chầm lấy bà Ngò và ông Xì. Nó nói lớn cho ông Xì nghe là có thằng Đủng cùng về với nó. Ông Xì nghe nó nói mừng như bắt được vàng, ông cười tươi và nói:
-Thiệt cái thằng nầy, nó nói không báo tin trước là không báo tin trước!
Ông vừa nói vừa cố nhìn ra cửa và thằng Đủng cũng vừa bước vào. Ông chạy lại ôm nó và hôm lấy hôn để vào mặt nó và nó cũng chạy lại ôm bà Ngò.
Lảnh hành lý xong thì bên ngoài trời đổ mưa như trút nước. Mọi người đứng lớp ngớp ngoài hành lang rất đông và chật chội. Bà Ngò vôi nói:
-Nhớ cơn mưa khi ông bà tới phi trường Los Angeles và Đài Bắc năm nào, đâu có trong tình trạng chật chội như thế nầy. Có đi rồi mới thấy phi trường Tân Sơn Nhất thật sự là rất nhỏ bé. Bây giờ mà muốn mở rông phi trường ra hơn nửa vì đất đai chung quanh phi trường hầu như bị chiếm dụng làm của riêng hết rồi. Mạnh ai nấy xây cất nhà cao cửa rộng …! Làm sao mà mở ra được nữa.
Khi xe chạy ra xa lộ thì nước đã ngập khắp nơi, gần hơn đầu gối chỉ mới cơn mưa chừng hai tiếng.
-Nhà cửa cất lên mà không còn lối thoát nước, mới mưa môt chút là nước ngâp đầy. Người tài xế vừa lái, vừa xen vào câu chuyện.
Xe hướng về Bình Dương, qua ngỏ cầu Bình Lợi vì mấy ngỏ khác nước nhiều và xe kẹt khắp nơi. Đỉnh quay sang Đủng nói:
-Mình biết cảnh nầy từ bao lâu nay, nhưng tình trạng càng ngày càng tệ hại hơn. Dù rằng hàng năm Việt Nam nhận rất nhiều viện trợ để giải quyết cảnh ngập lụt trong thành phố Saigon Chợ Lớn.
Về tới nhà, sau khi trả tiền xe xong, mọi thứ đã đi vào ổn định. Việc đầu tiên là hai thằng Đủng và Đỉnh mang ra mổi thằng một con heo đất, mổi con có một cái đốm trên lưng. Hai thằng đặt hai con heo trên bàn và trịnh trọng nói:
-Tụi con mua con heo đất nầy vì nó có cái đốm trên lưng để cho ba má nhớ lại con Đớm ngày nào, ba má kể cho chúng con nghe khi ba má qua Mỹ với chúng con. Tụi con nhớ con Đốm lắm, khi còn nhỏ, hai con thay nhau xắc cây chuối, trộn cám vả cơm nguội cho nó ăn. Lúc nó bệnh, tụi con cũng sợ nó chết, may mà có thầy Bảy Điện cứu nó nên nó mới sống được. Nhờ nó mà hai con có ngày hôm nay nên trong lòng hai con lúc nào cũng nhớ con Đốm.
Thằng Đỉnh nói tiếp:
-Hai đứa con cầu chúc ba má luôn luôn khỏe mạnh và khi nhìn con heo nầy như là lúc nào cũng có hai con bên cạnh. Hai con lúc nào cũng muốn về Việt Nam để sống và làm việc gần với ba má trong tuổi già. Nhưng vì Việt Nam tuy có thay đổi đôi chút về cơ sở vật chất, nhà cao cửa rộng hơn xưa, nhưng vẫn chưa thay đổi về chánh trị. Nhất là quyền con người, vì vậy mà chưa có ai muốn về phục vụ tại đất nước và quê hương mình. Xin ba má tha lổi cho chúng con khi chúng con không làm được theo nguyện vọng của mình.
Ông bà Ngò và Xì ôm chầm lấy hai con, cầm con heo trên tay và nói:
-Ba má rất hiểu các con trong khi dòng lệ rơi dài trên đôi má ông bà. Sự thay đổi như hai con và mọi người mong muốn còn rất lâu…Đó là môt sự bất hạnh cho đất nước mình khi nhìn về tương lai!
Lão làm vườn.
No comments:
Post a Comment