Saturday, February 26, 2011

Thế giới tâm linh

Thế giới tâm linh .
Trong các tôn giáo, nhất là hai tôn giáo chính của người Việt Nam là Phật  giáo và Thiên Chúa giáo, khi một con người thở hơi cuối cùng để hồn lìa khỏi xác, các vị tu sỉ của Phật giáo cũng như Công  giáo đều làm những lể nghi dể cầu nguyện cho người chết sớm về nước Chúa hay về cỏi niết bàn …
Trong niềm tin tôn giáo, người ta tin rằng con người chết đi không phải là chấm dứt cuộc sống một cách vĩnh viễn mà là  người chết sẽ còn tiếp nối một cuộc sống ở một thế giới khác, một cuộc sống mới tốt hay xấu tùy vào thời gian của con người sống trên cỏi đời, con người ấy sống như thế nào .
Thật vậy, đạo Phật củng như đạo Thiên chúa đều khuyên dạy con người nên sống cho ngay thẳng, thật thà, làm điều thiện chớ làm điều gian ác, dối trá hại người. Bởi vì những hậu quả của những việc làm trên, con người sẽ bị trả không những ở kiếp kế tiếp mà có thể con người sẽ phải trả ngay kiếp mình đang sống. Tôn giáo thường giải thích những hậu quả mà con người phải gánh chịu ở những việc mình làm qua luật nhân quả, nghỉa là nếu chúng ta làm những việc tốt, chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt, bằng ngược lại chúng ta sẽ gặp phải một cuộc sống không tốt sau nầy ở một thế giới khác kế tiếp sau khi chúng ta qua đời …
 Vậy sau khi chúng ta tắt thở qua đời  mà chúng ta gọi rằng hồn lìa khỏi xác, chúng ta thật sự có đi đến một thế giới khác hay không, hay rằng chết tức là hết, không còn gì. Một vài nhà làm phim đã làm nhiều phim nói đến thế giới sau cỏi chết mà chúng ta gọi nôm na là một thế giới tâm linh, ở đó con người sau khi chết có thể rơi vào hai hoàn cãnh khác nhau, một bên là những người mà trên dương gian làm đều tốt, làm đều lành, có nhiều ân đức trong cuộc sống thì sẽ được hưởng một thế giới bình an, thanh nhàn, thanh thãn.Trái lại, với những người mà tâm địa xấu xa, làm điều gian ác thì sẽ phải rơi vào một hoàn cảnh địa ngục tối tâm, bị phán xử những việc gian ác  mà con  người ấy đã làm trên dương thế …Vậy thời sau khi chúng ta qua đời, chúng ta lại sống vào một thế giới vô hình nào khác mà những người trần thề chúng ta không thể nào thấy được. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta tin là có thật và tin tưởng rằng trong cái thế giới ấy con người được hưởng cuộc sống tốt hay xấu là do chúng ta có biết tu tâm, dưỡng tánh trên cỏi  đời nầy hay không.

Con heo đóm trắng

Con heo đốm trắng
Hôm nay khác hơn mọi ngày, ông Xì rất ngạc nhiên khi thấy bà Ngò thức dậy rất sớm hơn mọi khi. Bà đang tập dưỡng sinh dưới gốc cây bưởi, tay chân đang nhẹ nhàng đưa lên đưa xuống theo tiếng nhạc. Đây là một điệu nhạc hướng dẩn tập dưỡng sinh mà khi bà có dịp du lịch sang Mỹ thăm thằng Đỉnh, thằng con trai duy nhất của bà mua cho. Từ ngày có cái máy radio kết hợp với CD tâp dưởng sinh, thằng Đỉnh khuyên bà nên tập thể dục để tránh những bệnh của tuổi già, bà thường tập chuyên cần hàng ngày kể từ sau ngày qua Mỹ thăm thằng con trở về. Ông Xì thấy bà Ngò có vẻ yêu đời hơn và thân mình bà thon gọn hơn lúc trước rất nhiều. Ông nhìn bà mà vui lây trong lòng và ngày hôm nay ông còn vui hơn vì một lát nữa ông sẽ cùng bà Ngò đi Saigon để đón thằng Đỉnh từ bên Mỹ trở về thăm bà. Nghỉ như vậy ông lại nhớ thằng Đủng con ông, ông nghỉ trong lòng:
-Phải chi hôm nay thằng Đủng, nó cùng về thì thật là hay biết mấy.
Rồi ông còn nhớ khi ông qua Mỹ thăm thằng Đủng, có lần nó nói với ông:
-Con sẽ về thăm ba bất ngờ, con sẽ không báo trước với ba đâu, nói trước rồi ba lo, ba không ngủ được, rồi ba lại mắc công lo lắng mọi chuyện cho con.
Ông rầy nó:
-         Con về thì con nói cho ba mừng, chớ ba có lo gì đâu?
Thằng Đủng nói:
-         Này nhé, ba lo mướn xe, ba lo đồ ăn, ngủ không được, rồi sáng dậy sớm đi đón con. Ba bây giờ lớn tuổi rồi, sức khỏe lại yếu hơn xưa. Con không muốn ba lo nhiều.

Cục xương chó gậm

                  Cục xương chó gậm .
Khi còn bé, tôi sinh ra từ một gia đình trung lưu, ba má tôi là một người dân bình thường như bao nhiêu người dân khác tại Bình Dương thuộc thị xả Phú Cường, mẹ tôi chẳng may mất sớm khi tôi mới vừa lên ba tuổi. Khi lớn lên, dù không có mẹ , ba tôi có người vợ kế, người kế mẫu là một người miền Bắc dân Hà Nội, tuy nhiên bà ấy rất hiền và không bao giờ làm buồn lòng đám con rất đông của chồng. Bà châm sóc ba tôi rất chu đáo ở tuổi già của người, cho nên càng khôn lớn tôi càng thương người kế mẩu như mẹ ruột của mình. Ở tuổi ấu thơ, mặc dù sống trong một gia đình có người giúp việc, nhưng ba tôi không vì thế mà làm cho tôi ỷ lại vào gia đình. Ba tôi dạy cho tôi một ý chí tự lực cánh sinh và không nề hà bất cứ công việc nặng nhẹ nào. Tôi cũng làm mọi việc trong nhà, không từ một công việc gì. Nhà tôi có nuôi một chuồng heo, một chuồng gà vịt, vì phía sau nhà tôi là con rạch Thầy Năng rất tiện cho việc làm vệ sinh. Công tác hàng ngày, ngoài giờ đi học và học bài vở. Khi việc học đã xong, tôi chuẩn bị thức ăn cho heo và gà vịt. Tôi phải xắc chuối bằng một con dao cáng dài, lưởi của dao cũng rất dài và khá bén. Thu gôm các khạp đựng thức ăn phế thải, trộn với chuối và cám và nấu lại để nguội sau đó chia cho heo, gà và vịt ăn. Không biết sao, tôi lại thấy niềm vui trong công việc nầy khi nhìn những con vật chen nhau ăn và tôi hầu như theo dỏi từng con một. Mổi lần lứa heo lớn đủ cân lượng, ba tôi kêu người tới bán, tôi cảm thấy buồn làm sao.Tôi nhớ cơm heo là tất cả những gì phế thãi từ nhà bếp, thường thường những thức ăn dư thừa gôm lại từ nhiều gia đình. Phía bên kia sông sau nhà ba tôi là một trại cưa của Ông Quãng Xương và bên trái là một khoảng trống gần cầu sắt. Nơi đây gọi là bãi tấm ngựa, vì hầu như xe ngựa thường vào buổi chiều tập trung về đây thả ngựa cho ăn cỏ và dắt ngựa xuống sông tắm vì có một cái bải lài lài, thoai thoãi và có nhiều sỏi đá. Thỉnh thoảng có môt vài người Hoa đi thu gôm da bò, da trâu, họ mang số da nầy đến đây và lóc phần thịt dư còn dính lại nơi da và liêng xuống sông. Tôi thường lội qua sông và xin số thịt thừa đó về nấu với nồi cháo heo, hoặc nếu số thịt thừa đó nhiều quá, tôi đem bỏ vào các đìa cá để dụ cá trê vào các đìa mà tôi làm dưới con rạch Thầy Năng này. Giống cá trê nầy rất thích ăn thịt thừa nầy. Mổi lần làm như vậy, khi tát đìa tôi thường bắt rất nhiều cá trê.Tuổi trẻ sống gần con rạch Thầy Năng, tôi có rất nhiều thú vui như bắt và câu cá, tắm sông với đám bạn quanh vùng, chèo xuồng dọc theo con bờ rạch bắn chim thật là vui và nhiều kỷ niệm …

Miếng thịt chuột

                 Miếng thịt chuột .
Thời thơ ấu,tôi sống ở Bình Dương, thị xả Phú Cường ( Thủ Dầu Một), chung quanh nhà tôi có rất nhiều thành phần dân cư sống lẩn lộn trong một khu phố mà người Hoa cũng khá đông . Người Hoa họ sống chủ yếu về nghề buôn bán, nếu không chế biến thức ăn thì cũng mua bán thu gôm các loại nông sản như đậu phọng, hồ tiêu, hạt điều ..v..v..và bán lại cho người bán lẻ để kiếm lời hoặc cung cấp cho các công ty xuất cảng ra nước ngoài . Ba tôi lúc sanh thời, làm ăn phát đạt có xây một dãy phố kế tiếp mảnh đất nhà, đa số người Hoa thuê mướn khu phố ấy . Họ cũng sống bằng nghề buôn bán là chính yếu, nhớ vậy mà khi về già ba tôi sống nhờ vào huê lợi do lợi nhuận từ dãy phố nầy .
Khi còn bé thơ, nhờ sống gần một khu phố đông người Hoa, nhất là đối diện nhà ba tôi là một trường Tàu, nên thường là buổi chiều tôi hay qua trường nầy chơi bóng rổ với một số đông học sinh người Hoa cùng lứa tuổi với tôi .
Khu vực xung quanh nhà ba tôi đa số là dân lao động người Hoa mà buôn bán là nghề sanh nhai chính của họ, nào là tiệm tương, tiệm dấm, tiệm làm bánh bò, bánh tiêu, làm hủ tiếu ..v..v.. . Ngoài ra còn thấy xe mì, xe lẻn kẻn, gánh bò viên, sửa đậu nành đủ thứ . Đặc điểm của người Hoa là họ sống rất đơn giản, ăn bận lè phè, họ không se sua bề ngoài như người Việt của mình . Họ sống bung thùa ngay cả không bao giờ để ý đến vệ sinh chuột bọ . Tôi đã vào môt tiệm làm bánh bò, bánh tiêu và bánh bông lan gần nhà, ban ngày chuột chạy khắp nơi, trông rất đáng sợ, thế mà họ vẫn tỉnh bơ coi như là chuyện bình thường . Hằng ngày bánh vẫn bán hết sạch . Vì vậy, khu vực quanh nhà tôi chuột sinh sản rất nhiều khó mà tiêu diệt hết được dù rằng người Hoa họ rất thích nuôi mèo .

Miếng mở luộc

Người chị em ta Do Thái

Người chị em ta Do Thái.
Trước cái họa lớn cho đất nước, nhất là Trung Quốc đang âm mưu dùng đám thái thú Hà Nội để đồng hoa nước ta thành một tỉnh của Tàu, tôi nhìn thấy cộng đồng người Việt lại cứ tranh luận về những khuyết điểm của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có gia đình võ bị, một tập thể tưởng chừng đoàn kết nhứt. Trong sự bất hòa đó kẻ binh người chống. Mà thật ra bây giờ, binh hay chống, hay vạch ra những khuyết điểm củ rồi chưởi bới nhau cũng chỉ để anh em ta nghe mà không đem lại một kết quả gì hửu ích. Điều nầy càng làm cho khối cộng đồng người Việt càng ngày càng chia rẽ nhau hơn…  Nhìn về khối cộng đồng người Do Thái, họ bị mất cả quê hương, họ không còn một tổ quốc trên bản đồ, thế mà ngày nay, họ chẳng những là một đồng minh khắng khít với Huê Kỳ, họ còn có thể khuynh đảo chánh sách đối ngoại của Mỹ có lợi cho họ tại Trung Đông. Các bạn còn nhớ không, Việt Nam Công Hòa là một nạn nhân của chành sách của đám Do Thái, mà tên Kissinger là chủ chốt. Tôi nhớ lại khi còn đi học tại Kentucky năm 68, môt anh bạn đi tìm một chị em ta, anh ta gặp một nàng Do Thái mỹ miều, anh ta kể lại cho tôi nghe như sau:

Friday, February 25, 2011

Cây nhà lá vườn

Cây nhà lá vườn
Buổi sáng tinh sương vừa bước ra sau nhà với tách cà phê còn đang bốc khói, như thường lệ tôi nhìn những con chim quen thuộc đang chuyền từ nhánh cây nầy qua nhánh cây kia với những tiếng hót líu lo chào mừng một ngày mới. Đặt tách cà phê xuống bàn, tôi bắt đầu một ngày làm việc của một người già hưu trí. Mổi buổi sáng trong ngày, vận động thể dục dưỡng sinh với những động tác nhẹ nhàng của chân tay và đi bộ vòng quamh sân vườn trên 30 phút. Xong những thao tác làm nóng cơ thể, tôi bắt đầu công việc châm bón, tưới tắm cho cây trồng thêm tưoi tốt. Thời gian thường kéo dài trung bình hai tiếng mổi ngày dành cho miếng vườn. Đôi lúc thời gian kéo dài hơn vì có những thay đổi bất chợt cho nhu cầu trồng trọt.
Ngày hôm nay là ngày 26 tết, hai vợ chồng quyết định hái bưởi để làm quà cho bạn bè và người thân. Một cây bưởi rất say trái sau vườn mà hai vợ chồng thường theo dỏi từ khi nó cho hoa và kết trái…Tôi và vợ tôi phụ nhau cắt từng trái bưởi trên cây, xếp chúng trên bàn để mang đi biếu bạn bè và người thân cũng như để chưng trên bàn thờ cúng tết. Lòng chúng tôi cảm thấy một niềm vui vô hạn khi nhìn những trái bưởi màu vàng ánh tỏa mùi thơm rất dể chịu
Trong một khoảnh khắc nào đó, khi dạo quanh sân vườn, nhìn từ mầm non mới lú ra, hoặc một bông hoa vừa mới nở trong lòng hai vợ chồng già cảm thấy một niềm vui khôn tả.
Tính từ ngày gieo cái hột bưởi, hột quýt cho đến ngày hái trái thời gian nhanh lắm cũng gần 7 năm. Ở một đất nước với trình độ khoa học kỷ thuật cao như Mỹ, trồng một cây ăn trái bằng hột thật là quá lổi thời nếu tính về kinh tế, vì như vậy thật là rất chậm để cho ra trái. Ngày nay với kỷ thuật về nông nghiệp tiên tiến, người ta trồng cây ăn trái bằng cách chiết nhánh, và có thể ghép nhiều loại cây với nhau và chỉ cần mua các cây trồng sẳn tại các nursery và trồng năm trước và năm sau thì có thể cho trái. Vì vậy mà thời gian cây cho trái rất nhanh, không phải chờ đợi một khoảng thời gian lâu dài như những cây ăn trái sau vườn nhà tôi.
Từ ngày chân ướt, chân ráo đặt chân đến Sandiego theo chương trình HO, tất cả gia đình bắt đầu cuộc sống mới với đôi bàn tay trắng đầy xa lạ và bở ngở, tiếng Anh thì non nớt, giao tiếp thì không rành, phưong tiện thì không có, mọi thứ cho nhu cầu cuộc sống thật muôn vàng khó khăn
Ngày nay, trải qua một đoạn đường dài hơn hai mươi năm định cư tại Sandiego hàng ngày hai vợ chồng già vui thú điền viên quanh mảnh vườn với nhiều cây trái, hoa quả xanh tươi. Chúng tôi thật không tưởng tượng nổi, chúng tôi thật sự có một cuộc sống thanh nhàn như hôm nay.
Thật vậy, quay lại đoạn đường trong quá khứ với bao biến đổi thăng trầm theo vận nước. Lắm lúc hầu như tôi muốn ngả gục như bao triệu người dân bất hạnh của đất nước tôi, Từ những cảnh chiến tranh, huynh đệ tương tàn bởi một chủ nghỉa ngoại lai, bôm đạn cày nát quê hương.
Hai vợ chồng tôi và đám con thơ cuối cùng phải rời bỏ quê nhà với đôi bàn tay trắng để làm lại cuộc đời. Cái mơ ước bình thường, khi còn ở quê nhà của hai vợ chồng chúng tôi là khi về già mình sẽ có một mái nhà với một mảnh vườn cây trái, hầu như không còn trong tầm tay.
Nhiều khi nhìn lại quê nhà, trong thân phận kẻ ly hương với đôi bàn tay trắng, nhớ quê hưong tha thiết với bao người thân yêu và bạn bè. Nhớ từ con đường làng quê, nhớ từ dòng sông, lủy tre, bóng mát trong vườn cây ăn trái ngày nào. Nhớ nhiều và nhớ lắm một quê hưong đã mất, một mảnh vườn quê không còn! đây mọi cái đều xa lạ, thế mà mình nhận nơi đây làm quê hương thứ hai của mình!
Gia đình của tôi cũng như hầu hết các gia đình cùng hoàn cảnh tỵ nạn, mọi người đều mất quê hương và nhà cửa tại quê nhà, tất cả đều cùng một tâm trạng như nhau!
Thân phận của kẻ tha phương cầu thực với đôi vai nặng trĩu trong cuộc sống mới để làm lại từ đầu, không cho phép mình ngả lòng trước mọi khó khăn. Phải xăng tay áo mà tiến lên, phải quên đi quá khứ vinh quang ngày nào. Phải dấn thân vào mọi công việc để vương lên trong cuộc sống.
Nhờ ơn người dân và chánh phủ ở nước định cư, với tấm long hào hiệp nhân đạo, nhờ tình người rộng mở ở vùng đất mới. Cái không khí tự do, sự đối xử công bằng đã làm cho mầm sống con người càng ngày càng phát triển. Gia đình chúng tôi cũng như bao gia đình khác, cùng chủng tộc hay khác chủng tộc, khắp nơi trên thế giới cùng hội nhập vào vùng đất nầy như để được hồi sinh, chúng tôi như những hột giống được  gieo trồng trong một môi trường đầy đủ phẩm chất tình người, gia đình tôi cũng như bao gia đình khác đã tìm thấy được niềm tin và sự hy vọng hướng về tương lai và cùng nhận vùng đất nầy như chính quê hưong thứ hai của mình.
Hạt giống của cây bưởi ngày hôm nay chính là hạt giống hy vọng mà ngày nào tôi gieo xuống chậu nhỏ, sang chậu lớn hơn. Tôi rê cái chậu nầy đi khắp nơi, ở hết nhà thuê nầy đến nhà thuê khác, làm hết công việc nầy đến công việc khác. Các con của chúng tôi cũng vậy, chúng vừa học vừa làm. Chúng vững tâm trong việc học, chúng vững tâm trong việc làm. Ở đây  mọi người đều có điều kiện vương lên trong việc học, kiến thức được phát triển mà môi trường giáo dục là nơi  nhân hạt giống nhân tài. Chính nơi đây các con tôi được thành đạt một điều mà tôi không làm được từ chính quê hương của mình. Cây bưởi say trái ngày hôm nay chính là cái hạt giống hy vọng mà tôi gieo ngày xưa. Khi gieo hạt bưởi, hạt quýt ngày đó năm xưa, tôi hiểu rằng tôi phải thật kiên nhẫn, phải thật bền lòng để tôi có lại những gì tôi đã mất trên quê hương của tôi. Những trái bưởi, màu vàng tươi tốt ngày hôm nay, nhìn  cây say quằng trái, tôi thầm cám ơn Ơn Trên giúp tôi có đũ nghị lực và sức khỏe để cho tôi và gia đình tôi được hưởng ân phước ngày hôm nay trên quê hương thứ hai nầy.
 Khi nhìn về quê hương của mình tôi vẫn hằng cầu nguyện cho quê hương của tôi sớm được thay đổi, cho người dân được sống trong an lành, hạnh phúc, cho lòng hận thù không còn, cho đất đai, hải đảo và vùng biển không bị mất dần bởi ngoại bang . Cho tình thương thực sự phát triển trên vùng đất hoàn toàn tự do và trong lòng mọi người.
Lão làm vườn