Friday, June 11, 2010

Dạo quanh sân vườn

Như thường lệ, khi tiếng chim hót những tiêng báo hiệu đầu tiên vào buổi sáng, tôi hiểu rằng thêm một ngày mới bắt đầu. Từ ngày chính thức không còn bận tâm với công việc làm trong hãng sau khi cả hai vợ chồng nghỉ hưu. Chúng tôi thấy mọi ngày như mọi ngày là ngày nghỉ, không còn có cái cảm xúc lâng lâng sung sướng khi được nghỉ cuối tuần, hay nghỉ phép dài hạn, thời giờ hầu như lắng động không còn cái cảnh sáng tờ mờ phải bật dậy theo lệnh của cái đồng hồ báo thức, lo vệ sinh cá nhân, thay quần áo vội vã, trong khi bà xã gấp rút trong nhà bếp lo thức ăn trưa mang theo trong khi tôi ra xe chuẩn bị đi làm.
 Mười hai năm liên tiếp cái thao tác nầy hầu như cứ lập đi lập lại liên tục không ngừng, làm việc trong hãng và làm thêm việc cuối tuần để kiếm thêm được đồng nào hay đồng nấy cho cuộc sống mới nơi xứ người và có một ít tiền dành cho người thân còn khó khăn bên Việt Nam …

Cái đồng hồ là mệnh lệnh cho cuộc sống tự do tại Mỹ, hầu như không ai bắt buộc mà mọi người tuân theo râm rấp. Ai củng tuân thủ vào giờ giấc của mình và đôi khi người ta lại muốn làm thật nhiều giờ hơn cho nhu cầu trong cuộc sống.Vợ chồng, cha mẹ và con cái đôi khi làm trái giờ nhau là thường, có khi vợ làm ca ngày còn chồng làm ca đêm, khi vợ đi làm về thì chồng đã vào hãng, hàng ngày ít khi gặp mặt trừ khi ngày nghỉ cuối tuần .

Tuy tất bật hàng ngày trong cuộc sống vì công ăn việc làm. Lắm lúc cũng bực mình vì tiếng reo hoặc âm thanh phát ra từ chiếc đồng hồ, đôi khi vì thức hơi khuya, giấc ngủ chưa đầy đũ, mình cũng phải đi làm và vào trong hãng xưỡng trò chuyện với bạn bè, hoặc qua công việc mình cũng cãm thấy dể chịu sau môt ngày làm việc. Đôi khi nhớ lại những năm tháng biền biệt trong tù, mổi buổi sáng tiếng kẻn vang lên, môt âm thanh chát chúa, xua đi môt giấc ngủ còn chưa đũ, mình phải bật dậy, vói tay lấy lon sữa Guygor còn ¼ nước để đánh răng với chiếc bàn chãi cùng mằn với kem đánh răng Hoa Lan, vặn không ra vì nó đã khô đi từ hồi nào. Đôi khi không còn kem đánh răng đành phải đánh răng không bằng cái bàn chải đã sờn. Mọi sinh hoạt vội vã sau tiếng kẻn trong hai nhà cầu với hàng trăm người tù chen chúc, giải quyết vệ sinh trong khoảng thời gian cấp bách 15 phút …

Người tù đã sống triền miên theo lênh tiếng kẻng, lao động hùn hục với những chỉ tiêu rất cao mà những kẻ cai tù đưa ra để tạo thành tích với cấp trên, người tù đã sống trong đói khát triền miên trong một chánh sách trả thù vô nhân. Những ngày tù trong cái lạnh giá buốt tại miền Bắc vào những năm chưa có chế độ thăm nuôi, nhất vào những năm 1978, 1979 và 1980, môt tuần có một vài người chết, họ chết vì suy dinh dưỡng, hậu quả là có biết bao người tù đã chết một cách đau khỗ. Vô số những nắm mồ là những chứng tích cho một chế độ vô nhân khi mà trong suốt 10 năm tù tôi đã chứng kiến biết bao thảm cảnh vì sự đói khát. Thật vậy, còn hình ảnh nào đáng thương khi một người tù đang đi lao động trong hàng lại vụt chạy đuổi theo một con gà đang ngậm một cục cơm trắng do một cán bộ liệng cơm cho gà ăn, anh tù nầy vội rượt con gà để lấy cục cơm ấy. Còn hình ảnh nào đáng thương hơn môt anh tù cuốc đất phát hiện một ổ chuột con, anh vôi lấy mấy con chuột con còn đỏ chét, bỏ vào mồm nuốt sống, hoặc khi tắm suối bắt một con tôm, bỏ vào miệng ăn ngon lành. Còn hình ảnh nào đáng thương hơn, khi một anh tù hình sự bị bệnh lao phổi ở giai đoạn cuối cùng, hàng ngày anh ấy khạc ra biết bao là máu tươi, anh ấy rất nghiện thuốc lào, anh ấy vì thèm thuốc lào nên phải đổi một phần ăn sáng bằng sắn ( khoai mì trong Nam), một khẩu phần cho một bệnh nhân nằm trong bệnh xá. Tôi chứng kiến môt người tù vì quá đói, nên lợi dụng một bệnh nhân quá nghiện, anh ta đêm một vài bi thuốc lào bệu ra trước mắt người tù bệnh lao đê đổi phần sắn ấy, vì đói quá anh ta không còn để ý gì đến vệ sinh, anh ta không để ý đến chiếc dĩa nhôm đựng thức ăn đã hứng biết bao nhiêu vi trùng lao khi người bệnh ho hoặc khạc đờm với đầy máu . Người tù hình sự nầy thật đáng thương, anh ta biết mình sắp chết, thỉnh thoảng anh nghe tiếng con quạ kêu, anh nằm cúi đầu xuống và anh nói rằng :
- Hôm nay con quạ nó kêu tới phiên tôi rồi !
Tôi nghỉ anh linh tính thấy rằng thời gian còn lại của anh không còn bao lâu, con quạ như báo trước điềm chẳng lành cho anh. Tôi nằm trong cùng môt phòng cùng anh với hơn 40 người tù khác đang bị bệnh kiết lỵ như tôi, mổi người thay phiên nhau vào một cái hố xí trong góc phòng để giải quyết việc đi cầu vì căn bệnh kiết lỵ. Mùi xú uế bay ra khắp nơi trong phòng, cửa đóng kính vào ban đêm tanh ói. Bệnh nhân không đủ giường, bạ đâu nằm đó, thật là cảnh bi đát của một địa ngục trần gian ! Thuốc men không có, số mạng phú cho trời và anh tù hình sự đó đã ra đi về cỏi vĩnh hằng, giải thoát một kiếp người thật khổ trong chế độ lao tù khắc nghiệt nhất thế gian !

Bây giờ, trải qua bao nổi nhọc nhằn trong cuộc sống nơi quê người, theo lệnh của chiếc đồng hồ, lắm lúc mình cũng cảm thấy mệt mỏi nhưng khi chực nhớ đến tiếng kẻn trong tù, những năm tháng mình phải ăn từng con chuột, con nhái, con ếch, con kỳ nhông và bắt hằng bao con rắn rất độc làm thịt đề ăn cho mình có đủ sức khỏe mà tồn tại trong khi có biết bao nhiêu người ngả gục. Nhiều người tù như tôi lúc bấy giờ không còn nghỉ đến ngày ra tù nữa. Nhớ vợ, nhớ con, nhớ mẹ, người vú nuôi không biết mình có thể còn gặp lại hay không. Đôi khi bắt được một con cá dưới suối, tôi chợt nhớ mảnh vườn của ba tôi ngày nào, nơi mà thuở ấu thơ, tôi thường hay bắt cá, hái trái, nổi nhớ viễn vong mong lung và triền miên .

Những người tù không bản án, ngày đoàn tụ thì không bao giờ nghỉ tới vì biết đến ngày nào hay chẳng bao giờ mình còn có thể gặp lại. Biết bao giờ mình có thể không còn nghe âm thanh của tiếng kẻn, một âm thanh đau khổ, hành hạ người mất tự do . . .
Qua tới Mỹ âm thanh của tiếng kẻn được thay vào tiếng reo của chiếc đồng hồ, với âm thanh nhẹ nhàng bằng tiếng nhạc bào thức, nó thúc dục mình thức dậy vào mổi buổi sáng, nhưng nó không như tiếng kẻn là mình bị bắt buộc làm những gì mình bị đi làm với họng súng và người cai tù mà không hề trả công sòng phẵng. Tiếng nhạc báo thức của cái đồng hồ, giúp mình thức dậy mình làm những cái gì mình tự nguyện đi làm và mình làm cho mình và cho gia đình với cuộc sống ấm êm và hạnh phúc .
Mười năm sống dưới tiếng kẻn và mười hai năm sống dưới tiếng nhạc báo thức của cái đồng hồ trên đầu nằm. Hai âm thanh ấy nó thúc giục con người tôi qua một thể xác và hai tâm hồn, một tâm hồn rối loạn căng thẳng, hầu như tuyệt vọng trong một thế giới hầu như con người không còn tình thương, không còn nhân tính trong một xã hội ngột ngạt đầy hận thù ác độc, một bên một tâm hồn đầy tình người có nhân bãn, có tự do và một không khí an lành, khi mà con người đối với con người còn sự thương yêu tôn trọng .

Ngày nay, sống trong tuổi về hưu, tôi không còn nghe sự thúc giục của tiếng kẻn, không cón nghe sự báo thức thường xuyên của chiếc đồng hồ. Những gì tôi đã làm được nhờ sự thúc giục của chiếc đồng hồ, tôi đã tạo ra một mái ấm của gia đình, con cái học hành thành đạt, nhà cửa khang trang, những gì tôi đã bị tước đoạt, mất hết từ trong nước kể cả cái mái nhà thân yêu .

Sau mười hai năm sống với sự thúc giục của tiếng nhạc báo thức của chiếc đồng hồ, tôi đã cố gắng gầy dựng lại tất cả. Ngày nay, không còn lệ thuộc vào chiếc đồng hồ báo thức, hàng ngày tôi thức dậy khi nghe tiếng chim hót quanh vườn, tôi hiểu rằng môt ngày mới bắt đầu, tôi ung dung vào phòng tắm, làm vệ sinh với đầy đũ phương tiện, tôi chợt nhớ đến cái bàn chải cùng với lon sữa Guygor củ mang theo bên mình trong mười năm tù, vào phòng tắm với vòi sen nước nóng ấm áp, tôi nhớ lại cảnh tắm vội vả dưới ao bùn không một chút xà bông trong cơn giá rét tại miến Bắc Hoàng Liên Sơn, hay tại trại K1/ Tân Lập Vĩnh Phú năm nào .

Sau khi làm vệ sinh xong, tôi vào nhà bếp bật lửa lò gas điện, nấu nước pha trà, rồi ra mảnh vườn sau nhà tập thể dục, nghe tiếng chim hót, tôi lại nhớ tiếng hót của mấy con chim ngoài rừng nơi miền Bắc. Thỉnh thoảng tôi cùng bà xã ngồi hàng giờ, nghe từng tiếng chim hót thật thích thú, hai vợ chồng già cùng đi dạo xung quanh mảnh vườn, ngắm nghía từng nụ hoa, nghe thoang thoãng mùi hoa bưởi, hoa cam thơm ngác, theo dỏi từng mầm non mới lú ra của cây trái, đôi khi nhìn đám cháu chạy rong chơi thỏa thích quanh vườn mà lòng rộn niềm vui hạnh phúc. Tôi và bà xã đã bỏ ra nhiều công sức để vun đấp cho mảnh vườn một ngày một tốt đẹp, ngày nay nhìn mảnh vườn hàng giờ mổi ngay, lắm lúc chúng tôi không bao giờ dám nghỉ rằng ngày nay mình thật sự sống trong cái cảnh nầy, trong ngôi nhà ấm cúng với mãnh vườn nho nhỏ đây cây trái xanh tươi. Nhìn những đóa hoa nở rộ, khoe màu sắc xanh tươi, nhìn trái cây nặng trỉu say cành, bướm ông bay quanh, chim hót líu lo, tôi chợt nhớ mảnh vườn quê tôi ở Búng vô cùng. Khi còn bé thơ, tôi rất thích cuộc sống nơi mảnh vườn của ba tôi tại Búng thuộc tỉnh Bình Dương, tôi rất thích cái thật thà chất phác của đời sống nông thôn nơi quê nhà. Tôi vẫn ước ao một ngày nào đó mình có thể về quê hương. Trở về quê hương sinh sống là cái ước muốn của bao người Việt xa quê hương, nhưng giờ phút nầy, cái ước muốn ấy của người Việt nơi hải ngoại vẫn là một điều không thể xãy ra khi còn nhiều dị biệt ngăn cách, điều nầy là một sự đau lòng, nhưng biết đến bao giờ mới có sự thay đổi hay là điều nầy không bao giờ xãy ra .

Xin cám ơn Thượng Đế đã cho con còn tồn tại, và cho con và vợ con cùng gia đình có cuộc sống như ngày nay …

Lão làm vườn / Sandiego .

No comments:

Post a Comment