Chiếc xích lô đạp.
Tôi đang lang thang dạo quanh vườn của một người khóa đàn em, anh Vũ Công Dân trong buổi họp mặt của hội cựu sinh viên thuộc trường võ bị quốc gia Việt Nam . Môt mảnh vườn khá rộng với nhiều cây trái xanh tươi và các loại hoa màu trong nước. Người chủ mảnh vườn vừa hưu trí, anh dành thời gian còn lại của cuộc đời để chăm sóc và tìm nguồn vui trong cái thú điền viên nơi quê hương thứ hai mà anh đã sống kể từ khi anh ly hương sau ngày 30-4-75 . Trong lúc dạo quanh, tôi chợt thấy một hình ảnh đập vào mắt tôi và gây cho tôi vô cùng ngạc nhiên, tôi không thể nào không chạy đến để nhìn cho tận mắt . Tôi gọi bà xả tôi đến và một số đông bạn bè cũng đến để cùng tôi ngắm nhìn chiếc xích lô, một hình ảnh gợi nhớ của Saigon …
Một chiếc xe xích lô đạp thật sự đang để trong máy hiên phía sau nhà của anh Dân. Tôi ngạc nhiên khi thấy một hình ảnh quá quen thuộc của thủ đô miền Nam, thành phố Saigon, một thủ đô đã mất tên sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản Việt Nam. Tôi ngắm chiếc xe xích lô để xem có phải đây là chiếc xe xích lô nguyên vẹn thật sự hay là một chiếc xe xích lô tự chế tại Sandiego. Tôi đến và nhìn thấy rõ bản số xe ghi hợp tác xã xích lô đạp quận 8, tôi hiểu rằng đây là một chiếc xích lô thật sự của thành phố
Một chiếc xe xích lô đạp thật sự đang để trong máy hiên phía sau nhà của anh Dân. Tôi ngạc nhiên khi thấy một hình ảnh quá quen thuộc của thủ đô miền Nam, thành phố Saigon, một thủ đô đã mất tên sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản Việt Nam. Tôi ngắm chiếc xe xích lô để xem có phải đây là chiếc xe xích lô nguyên vẹn thật sự hay là một chiếc xe xích lô tự chế tại Sandiego. Tôi đến và nhìn thấy rõ bản số xe ghi hợp tác xã xích lô đạp quận 8, tôi hiểu rằng đây là một chiếc xích lô thật sự của thành phố
Sau khi cùng bà xả tôi chụp hình, tôi làm người lái xe xích lô và bà xả tôi là khách, Danh người bạn cùng khóa với tôi chụp giùm, môt số người thay phiên nhau lên xuống chiếc xích lô để ghi hình ảnh mình với chiếc xích lô một cách thích thú. Trước năm 1975, chiếc xích lô là một hình ảnh tầm thường, không có một giá trị nào đáng quý như bây giờ. Nhưng ngày nay, hình ảnh của nó lại là một hình ảnh thân thương đối với bao con người đang sống tha phương. Thật vậy, chiếc xe xích lô đạp, một phương tiện giao thông bình thường trong nước, nhưng đối với người Việt hải ngoại nó lại là một hình ảnh thân thương, gần gủi vô cùng…
Từ xa anh Vũ Công Dân đi đến, tôi đoán là anh đã biết chúng tôi đang bàn luận về chiếc xích lô của anh, anh là chủ của mảnh vườn và là chủ nhân của chiếc xích lô độc nhất vô nhị nầy tại Sandiego. Anh không đợi chúng tôi đặt câu hỏi là tại sao anh lại mang được cả một chiếc xích lô sang tân Sandiego. Anh nói như giải thích về sự hiện diện của chiếc xích lô đạp như sau:
-Khi người anh tôi có dịp về Việt Nam , anh tôi có gọi phone về hỏi tôi, em muốn món quà gì tại Việt Nam , anh sẽ mua quà về cho em?
Tôi nói với anh tôi:
-Em không muốn gì hết, nhưng nếu em muốn một món quà đặc biệt nầy chắc anh không bao giờ làm được.
Anh tôi hỏi lại:
-Vây chứ em muốn gì?
Tôi nói với anh tôi nữa đùa nữa thật:
-Em muốn chiếc xe xích lô thật đang chạy ở Saigon .
Khi tôi nói như vậy, tôi nghỉ rằng món quà nầy ngoài tầm tay của anh tôi vì làm sao có thể mang được cả một chiếc xích lô thật sang Mỹ được. Nhưng cuối cùng chiếc xích lô thật sự đã sang tới tôi.
Sau nầy anh tôi kể như sau:
Khi anh đi xích lô, người lái xe xích lô nguyên là một cựu quân nhân thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh hỏi thăm anh ta về cuộc sống, người đạp xe xích lô nói:
-Sau khi mất nước, với lý lịch là một cựu sỉ quan “ Ngụy” làm sao xin được việc làm nên chỉ còn đạp xích lô qua ngày!
Anh tôi hỏi tiếp:
-Anh đạp như vậy có đủ sống hay không?
Anh ấy đáp:
-Có ngày được, có ngày không nhưng mệt lắm!
Anh tôi hỏi tiếp
Thế anh có nghỉ ngày nào anh sẽ bán cái xe xích lô nầy hay không?
Anh ấy nói:
Tôi cũng định bán nó rồi kiếm việc khác mà làm nhưng chưa kiếm được người mua.
Anh tôi nghe vậy nên hỏi thêm:
-Nếu bán, anh định bán bao nhiêu?
Anh trả lời ngay:
-Tôi định bán nó chừng 200 dollars.
Thế là anh tôi mua lại chiếc ích lô nầy và gởi nó sang cho tôi. Thỉnh thoảng tôi đạp nó xung quanh khu vực nhà tôi, nay thì đôi bánh xe đã mòn, tôi đang nhờ người nhà mua vỏ ruột từ Việt Nam để thay. Anh Dân nói như sau:
-Xe xích lô trong tương lai tại Việt Nam sẽ không còn, một mặt vì làm ăn bằng phương tiện nầy khó khăn hơn xưa. Saigon bây giờ ngăn cấm rất nhiều đường phố không cho xe xích lô lưu thông. Lưu lượng xe cộ dầy đặc, lái xe xích lô rất khó, luồng lách dể xảy ra tai nạn, nên người ta rất ngại ngồi xe xích lô, chỉ một số du khách nước ngoài khoái ngồi xe xích lô để chụp hình kỷ niệm vì xe xích lô có lẻ là một hình ảnh đặc biệt nhất ở Saigon .
Đêm về, sau ngày họp mặt tại nhà anh Vũ Công Dân, nữa đêm chợt vợ tôi dánh thức tôi dậy, vợ tôi quay sang hỏi tôi:
-Hôm nay khi nhìn hình ảnh chiếc xích lô em cứ nhớ hoài hình ảnh củ mà em không ngủ được.
Rồi như dĩ vãng ngày nào hiện ra, vợ tôi kể cho tôi thời gian tôi còn trong tù như sau:
- Sau ngày 30-4-75, anh biết rồi đó, em một nách với 4 con thơ dạy, đứa lớn nhất 7 tuổi và đứa nhỏ nhất 3 tuổi, một mặt phải đối phó với sự thay đổi quá đột ngột của thành phố Saigon, của một chánh quyền mới với quá nhiều luật lệ khắc khe nhất là thành phần dính dáng với chánh quyền Việt Nam Công Hòa. Khi anh còn đang bị nhốt trong tù, không biết ngày về, các con còn quá nhỏ, phải lo từ cái ăn cái học hằng ngày và em một mình phải đi làm để có phương tiện vừa nuôi anh và nuôi các con. Mổi buổi sáng, em phải đánh thức các con rất sớm lúc 4 giờ sáng, năm mẹ con ra đón chiếc xích lô đạp quen thuộc để đi xuống nhà chị Năm. Em gởi các con nhờ người chị Năm chăm sóc. Mổi buổi chiều tối, em đón con về nhà
Một lần, anh xích lô đón người bán thịt hàng xóm đến gợi chuyện:
-Hình như chị và các cháu đón xe xích lô hàng ngày phải không? Anh ấy hôm nay bịnh nên không có chạy được, vậy để tôi chở chị và các cháu thay cho anh ấy giúp giùm chị và các cháu một chuyến.
Em nói với anh xích lô:
-Anh bận phải đón thiếm Sáu làm sao anh có thể chở chúng tôi được?
Anh ấy nói:
-Để tôi cho thiếm Sáu hay rồi tôi sẽ chở chị và các cháu đi.
Thế bà xả và các con tôi nhờ chú xích lô nầy chở đi, dọc đường anh tâm sự với vợ tôi:
-Anh là một cựu sĩ quan, cấp bực trung úy đã đi tù hơn 4 năm. Bây giờ về nhà nhưng không kiếm được việc làm nên phải sống nhờ chiếc xích lô qua ngày.
Một lần khác, trời mưa như trút nước, Saigon chìm trong bóng đêm sũng nước, năm mẹ con ngoắc một chiếc xích lô từ xa. Chiếc xích lô lần lần ngừng lại trong ánh sáng mờ ảo của ánh đèn, người đạp xích lô nhảy xuống vội vàng mở tấm che cho năm mẹ con bước lên. Dưới ánh đèn mờ, bất ngờ Trâm vội la lên với sự xúc động:
-Thưa thầy!...!
Nghe tiếng Trâm nói như vậy, em vừa đở các con lên xe trong khi Trâm vừa ngần ngừ không biết làm sao. Trâm quay lại nói với em:
-Má ơi, má ơi thầy con, thầy con má ơi.
Sự việc xảy ra bất ngờ làm em cũng chùn chân không biết phải nên lên ngồi trên xe xích lô hay không. Em nhìn anh xích lô, thầy giáo của Trâm, gật đầu chào và nói:
-Chào thầy!...
Thầy của Trâm cũng ở vào thế lúng túng trước một nghich cảnh của cuộc đời, thầy đáp:
-Chào chị, chị cứ việc đở mấy cháu lên xe đi rồi chị lên ngồi đi, tôi chở chị và các cháu về nhà, không sao đâu.
Trên đường về nhà, thầy dạy học của Trâm tâm sự:
-Hoàn cảnh quá khó khăn, đồng lương không đủ sống, nên tôi mướn thêm chiếc xe để chạy hầu có đủ tiền nuôi gia đình, tôi cưu mang thêm gia đình thằng em đang còn trong trại tù cải tạo và gia đình của nó. Hiện em tôi đang ở tù, tại một trại tù ngoài Bắc và trong tình trạng đau ốm nặng.
Khi tới nhà, xuống xe xong, sau khi vợ tôi trả tiền , thầy quay sang Trâm thầy nói:
-Khi vào trường em đừng nói là thầy đạp xe xích lô nha em.
Trâm nhìn thầy đầy xúc động và thương thầy vô cùng, cháu nói:
-Dạ, em sẽ không bao giờ nói với bất cứ ai, xin thầy yên tâm…!
Sau nầy, lắm lúc hai vợ chồng ngồi ôn lại kỷ niệm sau khi tôi đã ra tù và đã trải qua hoàn cảnh đen tối còn trong nước, trong câu chuyện có lần vợ tôi hỏi tôi:
-Chứng kiến nhiều cảnh đau lòng, rôi nghỉ đến hoàn cảnh của mình lúc ấy, có hai cái mà em sợ nhất. Anh có biết em sợ gì nhất hay không?
Tôi còn đang ngần ngừ chưa kịp trả lời. Vợ tôi nói luôn hai cái mà vợ tôi sợ nhất:
-Em sợ nhất là đau ốm liệt giường và cái sợ thứ nhì là chết bất đắc kỳ tử thì làm sao em lo cho các con được khi mà chúng nó còn quá nhỏ lại không có anh! Có lẻ nhờ trời thương nên trong khoảng thời gian dài như thế, em không bị một cơn bệnh nào nặng lắm.
Vợ tôi nói nói tiếp:
-Hằng đêm em cứ khóc thầm và cầu nguyện cho em có đủ sức khỏe để lo cho các con chờ ngày anh về. Em nghỉ khi anh được về, em không biết anh có tiếp nhận được cuộc sống trong một cái xả hội mà con người phân biệt với con người hay không?
Vợ tôi nói tiếp:
-Anh có biết không, có lắm lúc em đã nghỉ ngày nào anh được trở về, em cũng sẽ mua một chiếc xe xích lô, hoặc một chiếc xe ba bánh cho anh đạp, nhưng không biết anh còn có sức khỏe hay không?
Thật vây, vào năm 85 tôi được ra về sau 10 năm trong tù, các con tôi đã lớn đi nhiều nhờ bao công lao của người vợ hiền. Xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản vẫn không thay đổi trong chánh sách phân biệt đối xử. Thành phần quân cán chính vẫn là một thành phần bị đặt ra khỏi guồng máy của nhà nước, dù rằng những người trong chế độ củ có đầy đủ năng lực và kiến thức để phục vụ cho sự thăng tiến của đất nước. Ngoài xã hội, người ta thấy dược sỉ thì bán nước mía, luật sư thì chạy mánh chợ trời, kỷ sư cơ khí thì vào làm trong tổ hợp nước đá. Một số đông bạn bè tôi đạp ì ạch bằng chiếc xe xích lô, hoặc chở nặng chỉu những khung cửa sắt bằng chiếc xe ba gác. Môt vài người kiếm sống bằng việc làm công cho các nơi thầu giử xe đạp và các xe gắn máy...v..v..Tôi chứng kiến những hình ảnh bạn bè toát mồ hôi chở khách qua cầu chử Y với một cái dốc cầu thoai thoải cao và dài mà xót xa vô cùng…Thương thay những người bạn cùng khóa trong cái thế xa cơ lở vận như N-H-T, L-T-Đ, Đ-Đ-L, H-V-C ..v..v.. với chiếc xich lô đạp, chiếc xe ba bánh hàng ngày quần áo đẩm mồ hôi cho cuộc sống. Những người bạn như N-T-N, T-N-S, V-T-K, hàng ngày với chiếc xe đạp cộc cạch làm phương tiện dạy anh văn hoặc dịch sách, dịch kinh một cách lén lút cho nhà chùa, những người bạn khác bán giấy số, bán thuốc lá và xăng pha nhớt…
Ngày nay, với môi trường dân chủ, tự do ở quê hương thứ hai, mọi khả năng con người đều được trọng dụng, mọi con người được bình đẳng trước pháp luật nhờ vậy mà mới có một bác sỉ N-T-N với phòng mạch tại Sanjose, một V-T-K đang là một giáo chức chuyên nghiệp trong cơ quan phát triển đa văn hóa tại thành phố Santa Clara. Ngoài ra, tôi nhìn thấy rất đông bạn bè cùng hoàn cảnh của tôi đang làm việc với tánh cách chuyên môn góp phần cho sự phồn vinh cho sự phát triển của quê hương thứ hai thay vì chính tại đất nước mình.
Thật là một cảnh đời đen tối nếu không có chương trình HO để đi định cư ra nước ngoài. Môt chương trình nhân đạo cứu vớt những con người bất hạnh trong một đất nước mà giá trị thật sự của con người không được tôn trọng..
Ngày nay, sau gần 35 năm, cuộc sống của hàng triệu người phải bỏ nước ra đi vì không còn có thể sống nổi trên quê hương của mình. Khối người Việt tỵ nạn nầy đã hình thành một cộng đồng người Việt hải ngoại lớn mạnh về mọi mặt. Họ có đầy đủ kiến thức trên mọi phương diện về khoa học kỷ thuật, về khả năng chuyên môn trên lảnh vực phát triển kinh tế, tài chánh,y tế ..v..v.. trong tầm cở quốc tế. Khối người Việt tỵ nạn và con cháu của họ đã và đang đóng góp nhiều thành quả đáng kể cho sự phồn vinh tại đất nước vồn vỉ cưu mang họ. Họ có mặt trong mọi cơ cấu quốc gia của đất nước mà thế hệ cha ông đã được nhân tỵ nạn. Những kiến thức và chuyên môn của họ rất cần thiết trong việc xây dựng một quốc gia Việt Nam hùng cường, hiên ngang cùng thế giới…
Nhưng tiếc thay, khi nhìn lại quê hương, người Việt hải ngoại nhìn thấy: bên trong thì một màu đen tối vì nạn tham nhũng thối nát, dân tình còn bị nhiều áp bức; bên ngoài thì đang bị khống chế bởi giặc ngoại xâm Trung Quốc. Điều nầy là một lổi lầm lớn của những người lảnh đạo trong nước từ trước tới nay kể từ sau ngày đất nước quy về môt mối.
Trước môt thảm họa mất nước, mọi người chỉ mong sao có môt sự thay đổi thật sự của những người có trách nhiệm trong guồng máy lảnh đạo trong nước. Họ phải thức tỉnh trong việc đối xử giữa con người với con người, đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân hầu mới có thể động viên toàn lực sức mạnh dân tộc trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Điều nầy nếu không làm được là một bất hạnh cho dân tộc Việt Nam , một đại họa cho đất nước và là một lổi lầm không thể nào tha thứ được.
Lão làm vườn.
No comments:
New comments are not allowed.