Khoảng trống mênh mong
Sáng sớm hôm nay trời nhiều sương mù tôi thức sớm hơn mọi khi trong khi vợ tôi đang còn say ngủ. Tôi rón rén làm mọi cử động nhẹ nhàng để không làm đánh thức bà xả tôi đang còn ngon giấc. Sau khi làm vệ sinh buổi sáng như thường lệ, tôi xuống bếp vặn lò gas để nấu nước, pha sữa và pha trà một công việc tự nguyện hàng ngày kể từ sau ngày hai vợ chồng tôi nghỉ hưu. Bà nhà tôi và đứa con gái lớn thích uống cà phê “phin” theo kiểu Viêt Nam uống với sửa bò hiệu “ Ông Thọ” còn tôi thì uống cà phê bột loại decap và creamer với đường. Sau khi pha cà phê và trà xong tôi thay quần áo, uống vội ly cà phê nóng.
Tôi xách hành lý ra xe và lên đường đến nhà người bạn cùng khóa cách nhà tôi hơn môt giờ lái xe.
Trong cơn gió se se lạnh cùng với sương mù của mùa đông. Thành phố Sandiego vẫn còn say ngủ, tôi lái xe ra xa lộ 15 North trời còn chưa sáng hẳn, sương mù làm kính xe thỉnh thoảng mờ dần và tôi phải bật quạt nước kính xe cho rỏ hơn. Tôi đổi lane tận ngoài cùng, cái lane dành cho xe chạy nhanh nhất và cứ thế hướng về thành phố Temecula để cùng môt người bạn đi Sanjose.
Từ ngày định cư tại Sandiego, đây là lần đầu tiên tôi đi chơi xa một mình. Từ ngày qua Mỹ vào tháng 8-91 tới nay hơn 19 năm chưa lần nào hai vợ chồng tôi rời nhau, cả hai chúng tôi đều làm chung một hãng Eco Air kể cả các công việc làm thêm ngoài giờ làm ở hãng. Chúng tôi hầu như bóng với hình trong mọi sinh hoạt đi chơi xa, vì vậy đây là lần đầu tiên tôi đi chơi xa một mình trong vòng 5 ngày mà không có vợ bên mình. Vừa lái xe tôi cảm thấy hình như thiếu thiếu, một môt cảm giác vừa thương thương mà vừa cảm thấy tội lổi, tại sao mình để bà ấy ở nhà, không cùng đi với mình? Tại sao mình không ở nhà với bả mà lại nở ra đi một mình, môt tâm trạng vừa ăn năn, như mình mắc phải một lổi lầm với vợ. Tôi thầm nghỉ, nếu ngày hôm qua bạn tôi gọi điện thoại nhắc lại chuyến đi hôm nay, nếu vì lý do gì đó mà bạn tôi bận và cả hai chúng tôi không hẹn trước với các bạn cùng khóa ở Sanjose thì chắc là tôi không bỏ vợ ở nhà.
Khi đến nhà bạn tôi ở Temecula, tôi mang hành lý qua xe bạn tôi để cùng đi xe của người bạn lên Santa Ana.Sau đó dùng đi xe đò Hoàng để đi Sanjose. Trong lúc chuyển hành lý tôi nói cái ý nghỉ của mình cho Danh người bạn tôi:
-Danh ơi, tôi nói thật hôm nay là lần đầu tiên tôi đi chơi xa mà bỏ bà xả ở nhà, tôi thấy làm sao ấy! Lái xe gần 1/3 đường lên nhà bạn mà tôi muốn quay về và gọi điện thoại với bạn là tôi bận nên không đi được, nhưng lở hứa với bạn và các bạn trên Sanjose rồi nên tôi không thể quay về. Nghe vậy bạn tôi cười ngất và nói:
- Trời, Trực ơi, tôi cũng vậy, nếu mà bạn gọi lên là tôi cũng không đi, tôi cũng cùng tâm trạng với bạn. Nhưng bây giờ mình cũng không làm gì khác hơn được vì mình cũng lở hứa với các bạn ở Sanjose rồi, nếu mình không lên thì cũng kỳ lắm. Vừa lúc ấy chị Danh bước ra chị ấy nói:
-Hai anh đi chơi cho vui đi, lâu lắm mới có một lần đại hội, anh em ai cũng muốn gặp hai anh, hơn nữa bây giờ còn sức khỏe, còn đi được thì nên đi, tôi và chị Trực muốn hai anh tự do đi mà. Chúng tôi vì hơi bận với con nếu không cũng cùng đi với hai anh cho vui rồi.
Bà xả tôi cũng nói với tôi như vậy và không muốn tôi ở nhà.
Trên chuyến xe đò Hoàng, ngoài hành lý, tôi mang lên cho anh chị Hữu một ít giống cây trồng, đó là cây thanh long và giống ớt hiểm màu vàng, loại ớt nầy rất cay, dể trồng và rất say trái. Đoạn đường dài gần 7 tiếng lái xe từ Santa Ana tới Sanjose, chuyên xe đò Hoàng nhẹ nhàng đưa chúng tôi đến nơi. Anh Hữu người bạn ra đón chúng tôi và đưa về nhà. Nhà anh Hữu sân sau rất rộng và trồng đũ thứ cây trái như nhà tôi. Những người Việt Nam cùng thế hệ chúng tôi vì hoàn cảnh tỵ nạn cộng sản bây giờ trong cái tuổi già đều tìm một mảnh vườn làm một niềm vui. Nhìn miếng vườn với nhiều cây trái như để nhớ về quê hương của mình. Hữu cũng như tôi, mổi lần hỏi thăm nhau không quên hỏi thăm mảnh vườn….
Khi hẹn lên Sanjose, Danh và tôi, cả hai định book khách sạn, nhưng anh chị Hữu nhứt định mời chúng tôi lại nhà anh chị ấy. Chúng tôi ở nhà anh chị Hữu, anh chị ấy dành một phòng ngủ với hai giường để cho chúng ở trong suốt thời gian tham đự đại hội. Hữu là một người bạn thân cùng khóa, anh ấy bị thương nặng ở cánh tay. Sau 30-4-75, anh vượt biên qua Mỹ cùng với hai con. Với bao cố gắng, anh bảo lãnh vợ con và bây giờ có môt mái ấm gia đình nhà cửa khang trang và các con thành công. Anh chị Hữu lại là những bạn chí thân với gia đình tôi trong mọi sinh hoạt khi còn ở Việt Nam sau năm 75 và vẫn thường xuyên giữ một tình cảm trong mọi sinh hoạt giữa hai gia đình.
Trong thời gian ở Sanjose, gặp lại biết bao bạn bè, có người sau khi ra trường mới có thể gặp lại, tay bắt, mặt mừng, mầy tao chí chóe. Các bạn tại địa phương đưa chúng tôi đi hết chổ nầy đến chổ khác, gặp hết người nầy tơi người nọ thật là vui nhưng sao tôi vẫn thấy một cái gì trống vắng và tiếc rằng phải có vợ mình cùng chung vui thì hay biết bao nhiêu..! Măc dù hàng ngày cả hai chúng tôi đều có gọi phone vế nhà, kể cả anh chị Hữu với nhà tôi…
Thế mới biết trong tình nghỉa vợ chồng, bây giờ cả hai chúng tôi người nào cũng sắp bước vào cái tuổi “ cổ lai hi” thất thập rồi, xa nhau thì nhớ nhau nhiều! Chúng tôi đã trải qua hơn 43 năm “ gông cùm” bên nhau dưới tờ giấy hôn thú. Từ khi mới quen trong tình bạn, rồi ngỏ lời yêu nhau, thư từ qua lại hàng bao nhiêu năm khi tôi còn ở quân trường. Trong thời gian yêu nhau, tôi ắt hẵn cả hai chúng tôi đều nhìn tương lai trong tình yêu bằng màu xanh hy vọng, hay màu hồng tốt đẹp trong cuộc đời. Cái nhìn của chúng tôi trong tình yêu ngọt ngào chỉ thấy toàn là cái tốt, cái ưu điểm của nhau mà không ai có thể nhìn thấy cái khuyết điểm. Khi tình yêu đã chín mùi, cuối cùng ký chung một tờ giấy hôn thú ràng chặt cuộc đời trong trách nhiệm của nhau.
Bây giờ, tuổi đã già, con cháu đầy đủ hai người già bây giờ nhìn lại đều thấy từng khuyết điểm của nhau trên đoạn đường dài trong cuộc sống, vui, buồn, gian truân, khổ cực từng cơn. Sự cãi vã, giận hờn không thể thiếu trong tình nghỉa vợ chồng nhưng có môt điều quan trọng trong lúc nầy là không thể chịu đựng nổi sự trống vắng lẩn nhau, nhất là đêm hôm khuya khắt và những khi đau ốm bệnh tật.
Thật vậy chỉ không thấy mặt một chút là hỏi con cháu:
Ba đâu rồi con? Má đâu rồi con? Hoặc:
-Ông ngoại đâu rồi cháu? Bà ngoại đâu rồi cháu?
Ai bảo tình già không tha thiết với nhau? Nếu không tha thiết thì tại sao vắng nhau một chút thì không được?
Thật vậy, bởi vì người già sống ngoài cái tình còn cái nghỉa trong khi tuổi trẻ hầu như chỉ sống bằng cái tình chưa hiểu cái nghỉa là cái gì.
Trong cái nghỉa đó, nó làm cho con người già hiểu rằng không ai thương mình bằng ông chồng mình và ngược lại không ai thương mình bằng người vợ của mình. Nổi bất hạnh nhất là một trong hai người không còn có thể nhìn nhau trong cái tuổi già vì một sự trống vằng xảy ra trong một hoặc hai người.Nhiều khi tự đặt câu hỏi khi vắng nhau nhất là khoảng thời gian tôi sống trong 10 năm tù xa cách:
- Phải có ông ấy mình đâu có khổ như thế nầy hoặc có bà ấy thì mình sướng biết bao!
Cô đơn và sự trống vắng là một nổi bất hạnh triền miên của tuổi già, không có ai có thể chia sẽ bằng ông cụ nhà mình và ngược lại, con cái cũng không thể nào chia sẽ được cho mình, thế mà trong khi chúng ta đang có cái hạnh phúc thật sự ấy nhiều người không nhìn thấy. Rất nhiều người trong tuổi già cô đơn thì sự trống vắng là đau khổ và bất hạnh như thế nào. Cứ nhìn vào bao người già neo đơn trong các nursing home, hoặc nhiều người già đang sống ly thân hoặc ly dị vì một lý do nào đó mới thấy trong cái tuổi già hai vợ chồng còn gắn bó yêu thương là một phước lớn và là một hạnh phúc mà Ơn Trên dành cho mình.
Sự neo đơn, trống vắng trong tuổi già là một sự bất hạnh lớn lao nếu chúng ta không biết gìn giử và nhân lên bằng sự thương yêu và tha thứ cho nhau và đừng bao giờ đay nghiến lổi lầm của nhau. Nếu không có thương yêu thật sự, nếu không có ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm thì chúng ta không thể sống hạnh phúc đến ngày hôm nay. Nhiều người đang được hưởng hạnh phúc, đang được hưởng các phúc lợi do Thượng Đế ban cho mà cứ than thân trách phận như môt người có đôi chân khỏe mạnh thì sợ đoạn đường dài, trong khi người khuyết tật đôi chân thì âm thầm chóng nạn đi mà không môt lời than thở. Một em bé con nhà giàu chê sửa thì một em bé châu Phi thiếu nước sạch để uống. Nhiều người khuyết tật thành công hơn người thường nhờ họ biết rõ các khuyết điểm của mình mà khắc phục và họ cũng tìm được cuộc sống tốt và hạnh phúc. Trong khi đó, nhiều người bình thường lại hoàn toàn thất bại...Trong hạnh phúc tuổi già cũng vậy, nó giống các người khuyết tật trong cuộc sống, nó giống những người bất hạnh vì thiếu thốn nghèo nàn. Nếu chúng ta biết nhìn thấy mà cố gắng khắc phục thì hạnh phúc sẽ nhân lên gắp bội vì thật sự chúng ta còn có phước hơn rất nhiều người bất hạnh trong thế gian nầy. Tuổi già bất hạnh nhất là không còn nguyên vẹn lứa đối. Nhưng đôi khi chúng ta đang hưởng sự nguyên vẹn lứa đôi mà không thấy. Vì vậy hảy tận hưởng những gì chúng ta có nhất là trong cái tuổi già.
Trong tuổi già không ai tránh khỏi khuyết điểm nảy sinh, đầu óc lẩm cẩm, tay chân run rẩy, mắt mủi lem nhem, tánh tình gắt gỏng..v..v.. vì vậy sẽ có nhiều lỗi lầm ngoài ý muốn. Con cháu nhiều khi không thấy rõ bằng chính vợ chồng già. Vậy hảy thương nhau mà chịu đựng những khuyết điểm của nhau, chỉ có sự hiểu biết, thông cảm, thương yêu, tha thứ cho nhau để khoảng trống mênh mong không là một niềm bất hạnh cho tuổi già của chúng ta.
Lão làm vườn.
No comments:
Post a Comment