Ba tôi ,
Trong sinh hoạt văn học, nghệ thuật, chúng ta nhận thấy người mẹ thường được đề cao về những đức tính thiêng liêng trong trách nhiệm, chăm sóc, nuôi nấng, dạy dổ con cái và hy sinh lo lắng cho chồng. Điễn hình nhất là sau khi ngày 30-4-75 thì vai trò nguời phụ nử Việt Nam lại nổi bậc.
Truớc đây nguời ta thường ca ngợi người phụ nử Nhật là số một qua câu nói : “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây,cưới vợ Nhật ”. Thật vây qua câu nói nầy, chúng ta nhận thấy người phụ nử Nhật được đề cao trong vai trò làm mẹ làm vợ so với tất cả phụ nử khác trên thế giới. Do đó người phụ nử Nhật vô hình chung được ca ngợi hơn tất cả những nguời phụ nử khác trên thế giới qua câu nói trên dù rằng chúng ta hiếm thấy người Việt Nam có vợ Nhật để nhận xét điều nầy có đúng hay không ?
Người phụ nử Việt Nam sau ngày mất nước 30-4-75 thât là can trường và đa thể hiện một vai trò vừa làm vợ, làm dâu, làm mẹ hết sức cao cả. Họ bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngả để vừa nuôi cha mẹ mình và ngay cả cha mẹ chồng, nuôi dạy các con thơ, vừa phải đối phó với một xả hội phức tạp thật khó khăn vì bản thân người chồng là một sỉ quan thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Khi được cùng chồng thoát ra nước ngoài, nguời phụ nử Việt Nam lại tiếp tục cùng chồng gánh vác gia đình và lo cho tương lai con cái thành công ở xứ người, rất nhiều người phụ nử Việt Nam đã làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam bằng những sự đóng góp nhiều thành quả cho đất nước mới nầy trên nhiều lãnh vực khác nhau. Nguời phụ nử Việt Nam đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng họ không thua bất cứ một nguời phụ nử nào trên thế giới về sự hy sinh, cân cù, siêng năng, vượt qua tất cả mọi trở ngại gian truân để hoàn thành những trách nhiệm cao cả trong vai trò làm con, làm dâu, làm vợ và làm mẹ.
Bên cạnh những đức tính mà Thượng đế đã trao cho nguời phụ nử Việt Nam, chúng ta cũng thấy nguời nguời đàn ông Việt Nam cũng không kém phần quan trọng mà điển hình là những nguời cha hy sinh cho con cái. Thật vậy, viết đến đấng sinh thành khi mà cha mẹ đa mất từ lâu, mình đã gần buớc vào cái tuổi 70 thì cũng bằng thừa, vì nó không thể hiện được gì trong vấn đề hiếu đạo của con người, vì cha mẹ không còn thì nói đến chử hiếu đạo củng như không. Nhưng tôi viết ra đây vì những giây phút nào đó nhớ những kỷ niệm xưa với những lời dạy dổ của nguời cha mà mình gẩm lại, nó có giá trị trong suốt cuộc đời của tôi.
Từ một đứa con mồ côi, ông nội tôi là một người lính cho Pháp và mất tại Vân Phu Nam bên Tàu, khi ông nội tôi mất thì bà nội tôi không còn được ở trong trại gia binh nữa, lúc đó ba tôi vừa đuợc 7 tuổi, bà nội tôi đưa ba tôi về sống ở Thị Tính, Bến cát và sau đó ở tuổi 11 ba tôi phải đi gánh cau khô ra chợ bán phụ với bà nội. Vì nhà nghèo nên không được may mắn đến trường để ăn học như bao trẻ em khác cùng lứa tuổi. Lúc còn nhỏ vì hiếu học ba tôi chỉ đến cửa trước lớp học và học lớm. Đến năm 13 tuổi bà nội tôi qua đời sau một con bạo bịnh, không đủ tiền ma chay, ba tôi phải lạy dân làng để lo chôn cất bà nội tôi. Từ một đứa con mồ côi cả cha lẩn mẹ ở tuổi mười ba, ba tôi đã tạo nên sự nghiệp với đôi bàn tay trắng bằng sự cần cù, siêng năng, tiện tặn để nuôi trên 10 đứa con mà tôi là đứa con trai út thứ 14 trong gia đinh. Nếu tính theo gia đinh ở miền Nam, đứa con đầu lòng là thứ hai thì ba má tôi có tất cả mười ba đứa con. Khi tôi ra đời chẳng bao lâu thì má tôi mất trong một tai nạn xe ngựa. Má tôi đi xe ngựa với một người bạn thì bị một con ngựa chứng, con ngựa không biết vì nguyên nhân gì, con ngựa nhảy chồm lên làm chiếc xe nghiêng, má tôi rơi xuống đường, đầu trúng vào đá chết tốt tại chổ! Do đó, tuổi ấu thơ tôi sống với tình phụ tử, ba tôi đa thay mẹ tôi để nuôi dạy tôi nên nguời, vì vậy mà tôi gắn liền với tình phụ tử hơn là mẩu tử.
Khi còn nhỏ tôi nghỉ đứa trẻ nào củng vậy, củng thích được cha mẹ cưng và chìu chuộng hơn là bị cha mẹ nghiêm khắc, rầy la. Ngay từ thuở ấu thơ, khi bắt đầu cắp sách tới truờng.Tôi đã biết thế nào là khuông mẫu, là nề nếp, là tuân thủ thời gian. Ba tôi đã dạy tôi hiểu thế nào là thời giờ, và phải biết quý trọng nó, vì khi thời giờ đi qua rồi thì không bao giờ trở lại nữa. Ba tôi thường dạy tôi:
-Con phải biết xử dụng thời giờ sao cho đúng và hợp lý, có như vậy con mới nên người được, sau nầy khi nó đi qua rồi con sẽ tiếc rẻ vô cùng.
Khi còn bé, tôi phải sinh hoạt theo giờ giấc, không được nằm nướng, ngủ trưa quá nhiều. Ba tôi thường nói như sau:
-những người chỉ biết ăn với ngủ thì không bao giờ thành đạt.
Ba tôi nói:
- khi nguời ta ngủ, mình thức, mình làm thì mới khá hơn được.
Khi xem lại cuốn sách ba tôi viết để lại, tôi hiểu rằng khi còn nghèo, ba tôi phải làm nhiều và cố gắng không ngủ trưa để kịp giao hàng, lúc đó ba tôi làm nghề thợ mộc. Tôi vẫn nhớ khi tôi ở tuổi 15, 16 con đuờng truớc nhà, xe ngựa chạy ngang nhà, mấy con ngựa phóng uế trên đoạn đường trước nhà. Ba tôi bảo tôi:
-Con đem chổi ra quét và hốt số phân ngựa ấy đi.
Tôi do dự và không muốn quét vì măc cở và xấu hổ khi làm cái công việc ấy .
Thấy tôi do dự và chần chờ vì không muốn làm cái công chuyện hốt phân ngựa, trong thâm tâm tôi tôi cảm thấy xấu hổ với mọi người xung quanh. Biết cái ý nghỉ của tôi, ba tôi rầy tôi và giải thích cho tôi:
-Con làm những công việc đó, không ai cười con được hết mà nguời biết chuyện sẽ phục con và thương con hơn, làm công việc nầy con đã làm được bao việc hửu ích. Thứ nhất là sạch con đường truớc nhà, thứ hai là tránh được mùi thối tha của phân ngựa mà chính nhà mình bị ảnh hưởng truớc nhất, thứ ba là con dùng phân ngựa để bón phân rất tốt mà con khỏi phải tốn tiền mua .Việc làm nầy không làm giảm giá trị của con mà nó còn làm cho con được nhiều người yêu mến.
Củng vào lứa tuổi nầy, có lần ba tôi bảo tôi ra Nha Trang để lấy tiền thuê nhà, đây là lần đầu tiên ba tôi bảo tôi đi xa một mình, tôi thấy ngần ngại và không muốn đi vì không rành đường đi, hơn nữa chưa lần nào tôi đi xa ra khỏi tỉnh nhà một mình, mà lần nầy chính ba tôi bảo tôi đi. Có lẻ thấy rỏ nổi ngần ngại trong lòng của tôi, ba tôi ôn tồn giải thích:
-Khi ba giao việc gì cho con thì ba biết khã năng con có thể làm được hay không, ở tuổi của con ba đã lăn lóc ngoài đời, con có biết không bây giờ có biết bao đứa bé có khi còn nhỏ tuổi hơn con, hàng ngày phải rày đây mai đó vất vả vô cùng, con sung suớng hơn mấy đứa bé ấy rất nhiều, chỉ việc đi lấy tiền về mà con không làm được sao con ?
Rồi ba tôi nói tiếp:
-Không có cái gì khó chỉ có cái ngại khó mà rồi không làm được gì cã .
Tôi cố giải thích với ba tôi là vì tôi không rành đường đi,
Ba tôi bảo với tôi rằng:
-đường đi trong miệng của con đó, không biết thì con cứ hỏi người ta.
Sau cùng vì tự ái nên tôi quyết định đi. Chuyến đi ấy mọi việc suông sẽ tốt đep và lần đầu tiên tôi đi xa một mình trong cuộc đời, tôi học hỏi được nhiều điều hay trong chuyến đi ấy và tôi cảm thấy mình bạo dạn và tự tin hơn trong cuộc sống .
Khi còn học tiểu học, ba tôi cho tôi một chiếc xe đạp, tôi đi học bằng chiếc xe ấy. Thỉnh thoảng tôi thường bị ba tôi la rầy vì không chịu tu bổ sửa chửa cái xe đạp, lắm lúc tôi thấy ba tôi bơm bánh xe, lau chùi, vô dầu mỡ, những cái công việc đó đáng lý mình phải tự làm lấy. Ba tôi thuờng dạy tôi hiểu là phải quý trọng những vật dụng mà mình may mắn có đuợc, nhất là không đuợc bỏ những thức ăn môt cách hoang phi, đây là một điều mà ba tôi thuờng xuyên nhắc nhở:
-con hảy nhớ rằng còn nhiều người thiếu đói, cần thức ăn mà không có.
Nguời thường dạy tôi phải tự làm lấy những công việc mà mình có thể làm đuợc thay vì để cho nguời khác làm . Dù là con út, khi còn bé ba tôi vẫn thường bảo tôi phải làm những công việc nhà, không phải hoàn toàn sống sung sướng như một công tử mặc dù trong nhà luôn luôn có thuê người giúp việc. Không bao giờ được sống ỷ lại vào gia đình, những việc thuộc về cá nhân ba tôi thường bảo tôi phải tự làm lấy nhu tự giặt giủ quần áo, dọn dẹp phòng ngủ của mình ngay cả những việc chung trong nhà như quét sân, tưới cây.. v..v ..Nói tóm lại, ba tôi muốn tôi phải biết làm mọi việc trong nhà vì có làm tôi mới nhận ra cái khó khăn. Tôi không ỷ lại, hiểu và thương những người giúp việc cho gia đình mình hơn. Điều này tôi hiểu ra là tại sao những nguời một thời đã giúp việc cho gia đinh tôi sau nầy mổi khi nhắc tới ba tôi với nhiều sự thương yêu, kính trọng. Ba tôi đã dạy cho tôi hiểu biết thế nào là giá trị của con người, con người hơn nhau không phải là sự giàu sang, quyền quý, hay bằng cấp mà chính là cái tư cách và phẩm chất và lòng thương người nghèo. Người thường nói với tôi:
-Con phải biết làm chủ đồng tiền và đừng để nó tự sai khiến mình…
Khi tôi buớc vào cuộc sống quân ngủ, rời xa gia đinh với cuộc sống độc lập không có ba tôi bên cạnh, mọi việc tự mình phải lo liệu lấy, tôi mới thấy những gì dạy bảo của ba tôi là hửu ích. Cuộc sống quân truờng với giờ giấc là kim chỉ nam, mọi việc mình tự lo liệu lấy, không ỷ lại vào ai, chính là những điều quý giá mà ba tôi đã chuẩn bị cho tôi khi tôi còn bé bên cạnh người, những giây phút ấy không có ba tôi bên cạnh tôi thấy thương ba tôi vô cùng.
Những lần về phép cùng với các quân nhân thuộc cấp trong đơn vị và có lần ba tôi theo một nguời lính bất ngờ thăm tôi khi đơn vị tôi đang đóng đồn mà tôi là một đại đội trưởng. Sau lần thăm đó, ba tôi thuờng hay nhắc nhở tôi hảy cố gắng lo tốt cho anh em binh sỉ trong đơn vị, vì họ là những người khó khăn hơn mình và sống chết cùng mình .
Những năm tù đày sau khi mất nuớc, cái sống liền với cái đói và cái khổ, hình ảnh ba tôi thường hiện ra trong trí của tôi, những lời dạy bảo của ba tôi như một kim chỉ nam, làm cho tâm trí của tôi cứng rắn, vượt qua những gian nan trong tù với một niềm tin hơn là sự ngả lòng, nản chí và tuyệt vọng…
Sau khi ra khỏi tù, hình ảnh của ba tôi lúc nào cũng là tấm gương để tôi vuợt qua mọi thử thách cùng với vợ tôi gầy dựng cuộc sống mới cho đàn con còn bé nhỏ.
Những ngày sống nơi quê hương thứ hai tôi không nề hà bất cứ công việc gì dù khổ cực tới đâu và quên đi cái quá khứ danh vọng của mình, hòa mình vào một thực tế hiện tại mà vương lên .Cái giá trị con người mà ba tôi soi sáng cho tôi không phải vì con nguời ấy sang giàu hay nghèo nàn mà chính là do con người đó biết sống cho phải đạo, biết hy sinh và biết thích ứng vào mọi hoàn cảnh để mà vương lên. Hai vợ chồng chúng tôi ngoài công việc làm ở công ty, thời giờ còn lại chúng tôi đi nhận thêm công việc lau chùi nhà cửa để có thêm thu nhập hàng tháng, hầu có điều kiện nuôi dạy các con tôi nên người và giúp người thân ruột thịt ở quê nhà. Những lúc cảm thấy buồn buồn hình ảnh nguời cha thân yêu như hiện ra và an ũi tôi. Ngày nay các con tôi đã khôn lớn và thành đạt chính là nhờ sự hy sinh và một tấm gương trong sáng mà ba tôi đã để lại cho tôi. Ba tôi thường nói với tôi;
- Làm người khó, khó làm người, nếu không làm đúng con người sẽ rơi vào vực thẩm. Cuộc đời là gian nan, là thử thách, trong cái gian nan và thử thách đó, nếu con không có ý chí và biết vận dụng đôi tay và khối óc, con sẽ không thấy cuộc sống còn cái gì là ý nghỉa cả và con sẽ rơi vào vực thẩm tận cùng .
Cuộc đời gian khỗ của ba tôi từ đôi bàn tay trắng, không có điều kiện ăn học, làm thợ mộc, thợ nề, làm thuê làm mướn, lên rừng làm cây, lênh đênh trên sóng biển, làm phụ bếp dưới tàu biển và gây dựng nên sự nghiệp bằng sự siêng năng, cần cù. Một giá trị con người trong một nhân phẫm đáng quý hơn một danh vọng, quyền quý cao sang, mà đánh mất lý trí và đạo đức con người .
Xin cám ơn Thuợng Đế đã đưa ba tôi sớm về cỏi Vinh Hằng, dù rằng chúng con rất đau buồn khi phải tiển đưa ba vào tháng Năm năm 73 . Nếu ba tôi còn sống sau ngày 30-4-75 , người sẽ phải chứng kiến sự đau thương của đất nuớc và dân tộc mình trong đó có gia đình của các con, chừng ấy chắc ba tôi sẽ khốn khổ, lo lắng cho các con như thế nào.
Hôm nay ở đất nước xa lạ nầy làm quê hương thứ hai, con đã gần 70, cái tuổi về chiều, một điều mà chúng con rất đau lòng vì hoàn cảnh đất nước mà chúng con không giử lại được cái nhà ba đã tạo ra bằng công sức của ba, chắc ba ở nơi nào đó củng rất đau lòng như chúng con, nhưng chúng con củng tin rằng ba cũng hiểu và vui mừng khi thấy chúng con thương yêu nhau và cùng hưởng được một tình thương yêu mà ba đã để lại cho tất cả chúng con.
Một lần nữa con xin ba yên lòng là con củng tiếp tục xứng đáng làm tấm gương cho các con của con như chính ba đa là tấm gương cho con .
Con của ba .
Viết nhân kỷ niệm ngày lể Father Day 21-6-09
Lão làm vườn.
No comments:
Post a Comment